Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ

16/12/2019 08:37 AM | Sống

Căn biệt thự Pháp cổ thuộc Trạm vô tuyến điện báo ở địa chỉ 128C phố Đại La, được xây dựng từ năm 1912, nơi phát đi bản Tuyên ngôn độc lập mang tiếng nói của Bác Hồ ra thế giới, sẽ bị tháo dỡ để phục vụ dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở của UBND TP Hà Nội.

11h30 ngày 7/9/1945, 5 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trong căn phòng tầng 2 của ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp (thuộc quần thể nhà cổ Trạm vô tuyến - Điện báo, nay ở 128C Đại La, Hà Nội), Đài tiếng nói Việt Nam đã cất tiếng hùng dũng chào đời và bắt đầu một cuộc sống vô cùng phong phú.

Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu "Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà", do bà Dương Thị Ngân (Ngân Thanh) - phát thanh viên nữ đầu tiên của Việt Nam - xướng lên, rồi ông Nguyễn Văn Nhất - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam, xướng lại một lần nữa.

Đằng sau 2 phát thanh viên, sát lưng ghế ngồi, có 10 cô nữ thanh niên do Hội phụ nữ cứu quốc cử đến, đứng thành hai hàng và sẵn sàng thực hiện theo hiệu lệnh chỉ huy.

Với giọng trang nghiêm, phát thanh viên Nguyễn Văn Nhất dõng dạc đọc lại bản Tuyên ngôn độc lập một lần nữa. Tiếng nói được truyền qua cáp ngầm, từ điện đài Bạch Mai bay đi khắp cả nước và vượt biên giới ra nước ngoài năm châu bốn bể.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 1.

Toàn cảnh toà biệt thự Pháp cổ - thuộc quần thể nhà cổ Trạm vô tuyến - Điện báo, nay ở 128C Đại La, Hà Nội.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 2.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 3.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 4.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 5.

Công trình mang dáng vẻ thời gian, lối kiến trúc tinh xảo và kì công.

Cũng chính tại căn nhà này, gần 20h ngày 19/12/1946, bên chiếc micro đặt trên chiếc bàn kê sơ sài, bà Ngân Thanh đọc bản tin đặc biệt.

"Đồng bào chú ý. Tiếng đại bác đã nổ. Cuộc kháng chiến bắt đầu. Mời đồng bào và chiến sĩ cả nước nghe mệnh lệnh chiến đấu... Buổi phát thanh phải tạm dừng ở đây, mời đồng bào đón nghe bản tin vào 6h sáng ngày mai".

Toà nhà được xây dựng vào năm 1912, nằm trong quần thể 4 tòa nhà cổ. Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ còn khu nhà chính từng là trạm phát thanh Bạch Mai còn nguyên vẹn.

Trong những năm 1976-1977, căn biệt thự được phân cho hai gia đình cán bộ cấp cao của Đài tiếng nói Việt Nam, đồng thời cũng là những nhân vật lịch sử quan trọng, là vợ chồng ông Lý Văn Sáu và vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhất - bà Dương Thị Ngân. Khi chuyển về đây, các hộ gia đình không được đập phá, sửa sang, gây ảnh hưởng đến kiến trúc tòa nhà. 

Bà Nguyễn Khánh An (64 tuổi) - con gái nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Bá Đàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam, kiêm Tổng biên tập Đài Truyền hình Trung ương (sau này là Đài Truyền hình Việt Nam); Tổng biên tập Đài TNVN một thời - là một trong những người còn sinh sống trong toà biệt thự.

"Cô không biết chính xác toà nhà được xây dựng năm bao nhiêu. Có sách viết rằng cùng thời điểm với Nhà Hát Lớn, tức là năm 1912. Cô được các cụ kể lại, vào ngày 7/9/1945, 2 bác Nguyễn Văn Nhất và Dương Thị Ngân, ở trên tầng 2 của toà nhà, đã đọc lại bản Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ, để tiếng nói của Bác vang ra khắp thế giới. 

Đây là một ngôi nhà không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn chứa đựng những thời khắc lịch sử, nơi có những con người làm nên lịch sử từng ngồi tại đây" - bà An xúc động nhớ lại.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 6.

Quần thể toà nhà đã bị phá dỡ, chỉ còn khu nhà chính còn nguyên vẹn, nơi sinh sống hiện nay của nhiều người - là con cháu bao thế hệ của cán bộ Đài tiếng nói Việt Nam ngày xưa.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 7.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 8.

Cận cảnh những nét hoa văn, từng ô cửa chính, cửa sổ tồn tại hơn trăm năm qua.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 9.

Căn nhà nằm tại số 10, ngõ 128C Đại La, nhiều ngày qua đón tiếp rất nhiều người, trước nguy cơ bị dỡ bỏ.

Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, theo lời bà An, trong căn phòng hiện gia đình bà đang sinh sống, là nơi diễn ra những cuộc họp thường niên của các cán bộ Đài tiếng nói Việt Nam.

"Các cụ bàn với nhau về những chiến lược, những chương tình. Hồi đấy còn bé, cô không thể hiểu, nhưng cảm nhận được rằng các cụ đều là những con người thật vĩ đại".

Sau hơn 100 năm tồn tại, hiện nay, toà biệt thự cổ này đứng trước nguy cơ bị phá dỡ để phục vụ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, nối cầu Vĩnh Tuy tới ngã tư Sở của UBND TP Hà Nội.

Như bất kể bao thế hệ con cháu từng gắn bó với toà nhà này, mỗi khi nhắc đến chuyện dỡ bỏ, bà Khánh An đều bật khóc. Nhiều kiến trúc sư người Pháp, Canada trong những tháng trở lại đây, đã tìm đến gặp bà xin chụp lại từng kiến trúc, hoa văn của ngôi nhà.

"Cảm giác thật buồn và đau xót. Không phải vì cô tiếc của cải, mà cô tiếc vẻ đẹp của một công trình kiến trúc lịch sử. Nơi đây có hơi ấm của bố mẹ cô, nơi các con cô được sinh ra. Tất cả mọi thứ của cô, đều từ đây mà đi lên". 

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 10.

Bà Nguyễn Khánh An (64 tuổi) - con gái nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Bá Đàn.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 11.

Bên trong căn phòng của bà Khánh An, những nét kiến trúc, nội thất được giữ gìn nguyên vẹn.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 12.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 13.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 14.

Khu vực phía sau nhà đẹp như một bức tranh cổ.

Xã hội bận mình với guồng quay hối hả, nhưng bên trong toà biệt thự này thời gian như ngưng đọng. Bước vào căn phòng của gia đình bà An, cảm giác gần gũi thân quen của ngày xưa chợt ùa về. Bộ bàn ghế, lò sưởi, bếp chạn,... mọi thứ "bảo toàn" như cách đây hàng chục năm về trước.

Bà An tự nhận mình là "người sống nhiều về quá khứ", nên rằng nếu sau này, theo chính sách của Nhà nước, các gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng sẽ được cấp một chỗ ở mới "bằng" hoặc "tốt hơn", nhưng điều đó là không thể với bản thân bà. 

"Để thành phố đẹp hơn, cô không có ý kiến gì, nhưng giá như trước khi làm quy hoạch, họ biết đến ngôi nhà lịch sử này để có biện pháp hợp lý. Nhiều kiến trúc sư, chuyên gia, người nước ngoài,... đã đưa ra một số các giải pháp di dời, không tốn bao nhiêu để giữ được một công trình thế kỷ đẹp mãi với thời gian. Ngày căn nhà bị phá dỡ, cô còn đau xót nữa". 

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 15.

Vết tích thời gian "in hằn" bên trong toà nhà.

Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 16.
Niềm tiếc nuối của người dân sống trong toà biệt thự Pháp cổ - trạm phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập sắp bị phá dỡ - Ảnh 17.

Nét kiến trúc cầu thang ngày xưa, lối dẫn lên tầng 2 toà nhà, nơi nữ phát thanh viên đầu tiên Việt Nam, bà Dương Thị Ngân đọc bản tin lịch sử năm 1946.

Theo Minh Nhân

Cùng chuyên mục
XEM