Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất, ít màu…

30/05/2024 11:29 AM | Kinh doanh

Startup KAMEREO vừa lần đầu ra mắt loạt sản phẩm 'xanh' như túi nilon – găng tay làm từ nhựa sinh học có thể tự phân hủy. Còn theo CEO của công ty bao bì Tafuco, có rất nhiều cách để giúp các SMEs Việt có thể tham gia xu hướng xanh hóa: sử dụng bao bì đơn chất, thiết kế đơn giản ít màu sắc, thể tích phù hợp khối lượng…

Thực hành đúng ESG hay bảo vệ môi trường đang là mệnh lệnh bắt buộc phải làm với các DN hàng đầu Việt Nam, bao gồm ở khối FDI lẫn trong nước – đặc biệt là những công ty có sản phẩm sử dụng rất nhiều nhựa.

Không chỉ Coca Cola, PepsiCo hay Unilever mà cả Thiên Long đã phải tìm đến các nguồn nguyên liệu nhựa tái chế hoặc thân thiện môi trường, nhằm thể hiện rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, khách hàng và nhà đầu tư.

Phần mình, các startup và SMEs Việt Nam cũng bắt đầu nhận thức rằng không thể đứng ngoài xu hướng 'xanh' nếu muốn đi xa hơn, dù điều kiện tài chính hạn chế. Hiện tại, người tiêu dùng Việt vẫn chưa đòi hỏi quá cao với các SMEs ở khía cạnh 'xanh' vì biết họ vẫn gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh, nhưng tương lai thì chưa chắc. Còn nếu muốn cạnh tranh được trên môi trường quốc tế, thì 'xanh' chính là tiêu chuẩn bắt buộc phải có với các SMEs.

Với phương châm "tuổi nhỏ, làm việc nhỏ", không ít startup và SMEs đang có những hành động đơn giản nhưng cụ thể nhằm đón đầu xu hướng 'xanh'.

Startup KAMEREO lần đầu ra mắt loạt sản phẩm 'xanh'

Nền tảng đặt hàng thực phẩm B2B hàng đầu Việt Nam KAMEREO vừa chính thức ra mắt dòng sản phẩm 'xanh'; bao gồm túi nilon, găng tay sinh học, ống hút giấy và bộ muỗng nĩa dao hoàn toàn từ nguyên liệu từ tự nhiên, có thể tự phân hủy. Các sản phâm mới này sẽ được triển khai toàn diện trong hệ thống KAMEREO và đối tác từ nay đến hết năm 2024.

Theo startup này, đây là bước đi quan trọng thể hiện cam kết và nỗ lực của họ, nhằm hướng tới mô hình kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường. Các sản phẩm mới nói trên có khả năng tự phân hủy lên tới 60% trong vòng 2 năm. KAMEREO kỳ vọng hành động này có thể góp phần giảm thiểu rác thải nhựa gây ô nhiễm nghiêm trọng, một vấn nạn rất nhức nhối của xã hội trong hàng thập kỷ.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 1.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 2.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 3.

Các sản phẩm 'xanh' mới được KAMEREO phân phối trong hệ thống của mình bắt đầu từ đây đến hết 2024.

"Với tầm nhìn kinh doanh bền vững, KAMEREO đã nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp xanh từ khâu sản xuất, phân phối đến đóng gói. Chúng tôi cũng tin rằng, đây là lộ trình phát triển hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ môi trường cho mai sau", ông Taku Tanaka - Giám đốc điều hành của KAMEREO thông tin thêm.

Đội ngũ hơn 200 nhân sự của KAMEREO đang hợp tác với 100 nông hộ; quản lý trực tiếp từ khâu thu hoạch cho đến tay người tiêu dùng, áp dụng công nghệ bảo quản lạnh tiên tiến cho tất cả các thực phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng đang phục vụ trên 3.000 doanh nghiệp đối tác mỗi tháng.

Với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm trung bình vượt trên 300% kể từ khi ra mắt vào năm 2019, KAMEREO vừa thành công gọi vốn vòng Pre-Series B, nâng tổng số vốn huy động lên 7,2 triệu USD. Họ dự định sẽ sử dụng nguồn vốn mới để tập trung phát triển dòng sản phẩm riêng mang thương hiệu KAMEREO.

SMEs Việt vẫn có thể tham gia xu hướng 'xanh' với bao bì nhựa

Trong ngành thực phẩm tại Việt Nam, hiện các DN chủ yếu dùng bao bì nhựa lẫn bao bì giấy.

Trong rất nhiều năm, Tetra Pak đến từ Thụy Điển gần như thống trị ngành bao bì giấy trong ngành sữa và thức uống tại Việt Nam. Sau khi gia nhập thị trường Việt năm 2003, công nghệ bao bì giấy của Tetra Pak được xem là chuẩn mực về chất lượng – bảo vệ môi trường của ngành F&B.

Gần đây, họ vừa có một đối thủ xứng tầm là SIG đến từ Thụy Sỹ. SIG có hơn 9.000 nhân viên trên khắp thế giới, hoạt trộng trên 100 quốc gia. Năm 2023, SIG sản xuất 53 tỷ túi/hộp và 3,2 tỷ Euro doanh thu. Tại Việt Nam, khách hàng của SIG bao gồm cả NutiFood và Sữa Quốc Tế - IDP.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Hoàng Xuân Độ – Tổng giám đốc Tafuco

"Nhiều người hay nghĩ rằng: bao bì giấy sẽ bảo vệ môi trường tốt hơn bao bì nhựa, tuy nhiên điều này chưa hẳn đã chính xác vì đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Một hộp giấy đựng sữa thường được cấu thành từ 6 loại lớp khác nhau, tựu trung sẽ có 3 thành phần nguyên liệu chính là giấy bìa, nhựa, polyethylene và lớp nhôm siêu mỏng. Còn một bao bì sữa từ nhựa sẽ gồm nắp chai, nhãn mác bên ngoài và thân chai.

Nếu cả hai được thải ra ngoài tự nhiên, thành phần nhôm – nhựa trong hộp giấy cũng rất khó tiêu hủy giống như chai nhựa, nhưng nếu so với trọng lượng rác thải khó tiêu hủy thì chai nhựa có thể nhiều hơn hộp giấy. Còn nếu cùng đưa vào nhà máy để tái chế, thì rõ ràng chai nhựa đơn chất sẽ dễ dàng để tái chế hơn hộp giấy. Vậy nên, không hiếm DN sữa dùng cả hộp giấy lẫn chai nhựa Lothamilk, Dalatmilk hay NutiFood", ông Nguyễn Hoàng Xuân Độ – Tổng giám đốc Tafuco cho hay.

Tuy nhiên, kết quả của việc bao bì giấy hay nhựa bảo vệ môi trường hơn không quan trọng với các SMEs Việt Nam, đơn giản vì giá thành của bao bì giấy sẽ cao hơn bao bì nhựa. Mà với các SMEs có nguồn lực tài chính hạn chế, thì càng rẻ càng tốt.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 5.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 6.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 7.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 8.

Bên trong nhà máy sản xuất nhãn hiệu - bao bì nhựa của Tafuco.

"Dù bao bì giấy đã xuất hiện trong ngành F&B từ lâu, nhưng chắc chắn chúng không thể thay thế hoàn toàn bao bì nhựa. Thêm nữa, ngoài giá cả phải chăng thì dùng bao bì nhựa vẫn có thể không gây hại đến môi trường nhiều như trước đây.

Cũng giống như bao bì giấy, thì ngành bao bì nhựa cũng đã có rất nhiều cải tiến và thành tựu công nghệ, nhằm giúp chúng có thể tiếp tục phát triển trên thị trường. Trước đây, để nâng cao tính bền chắc hoặc dễ dàng thiết kế, bảo quản thực phẩm, các bao bì nhựa thường tích hợp nhiều loại nhựa khác nhau, nên rất khó để tái chế.

Hiện tại, đã có nhiều thành tựu nghiên cứu mới về hóa chất lẫn công nghệ cán thổi giúp các bao bì nhựa đơn chất song vẫn đáp ứng được nhu cầu của DN như bao bì đa chất. Khi chúng ta xé một bao bì nhựa, xé dễ hay khó phụ thuộc vào việc chúng có xuôi chiều dệt thổi sợi nhựa hay không, ví dụ như: túi nhựa dệt dọc mà nhà sản xuất làm dấu xé ngang thì sẽ làm khó người tiêu dùng", Tổng giám đốc Tafuco phân tích tiếp.

Tafuco là viết tắt của công ty Bao Bì Tăng Phú, được thành lập năm 2003 bởi ông Xuân Độ - một người con của miền Tây. Năm 2020, họ đã đầu tư 200 tỷ để xây nhà máy trên diện tích 15.000m2 tại khu công nghiệp Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu). Nhà máy này sở hữu năng lực sản xuất với tổng sản lượng 3.500 tấn/năm - màng: 70.000.000 m2/năm, túi: 100.000.000 túi/năm.

Nhà máy Tafuco hiện đã đạt các tiêu chuẩn như BRCGS, ISO 15378 – 2017…; không chỉ phục vụ cho ngành F&B mà cả mỹ phẩm, dược phẩm; phù hợp xuất khẩu vào những thị trường khó tính châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tafuco cũng đã trang bị cho mình một hệ thống điện mặt trời áp mái để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy – sinh hoạt của hơn 100 cán bộ công nhân viên.

Khách hàng hiện tại của Tafuco có cả doanh nghiệp đầu ngành và SMEs, nhiều DN trong số đó nhiều năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao và có mặt rộng khắp ở các hệ thống siêu thị lớn nhỏ ở miền Nam. DN lớn có Thọ Phát, Phúc Sinh, INSEE, CP, Sai Gon Food, ABC…; doanh nghiệp SMEs có Lothamilk, Ánh Hồng, hủ tiếu Sa Giang, đậu phộng Tân Tân, Richy, Yến Sào Khánh Hòa, Thực phẩm Tài Ký… 

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 9.

Những sáng kiến giúp các SMEs Việt dù 'nghèo vẫn có thể xanh': Bán các sản phẩm có thể phân hủy sinh học, sử dụng bao bì nhựa đơn chất – ít màu…- Ảnh 10.

Các khách hàng của Tafuco.

Trong việc sản xuất bao bì không gây hại đến môi trường có reduce - tiết kiệm nguyên liệu, reuse – dùng lại sản phẩm, recycle – tái chế sản phẩm; nên ngoài dùng nhựa đơn chất dễ tái chế, Tafuco cũng thuyết phục khách hàng của mình dùng túi phù hợp với khối lượng thực tế hay dùng mực ít – màu sắc ít lại.

"Như chúng ta biết, nhiều DN ở Việt Nam – ví dụ như trong ngành snack hay có thói quen dùng bao bì có thể tích to hơn khối lượng thực của sản phẩm để khách hàng có cảm giác nhiều hơn, kích thích họ mua sản phẩm. DN sản xuất snack cũng thích bao bì có nhiều màu sắc sặc sỡ và miêu tả sản phẩm chi chít để gây ấn tượng với người dùng ở cái nhìn đầu tiên, tăng khả năng cạnh tranh.

Nói chung, thay đổi thói quen là không dễ, nhưng với xu hướng 'xanh' đang ngày càng lan rộng trong giới SMEs, tôi mong mọi chuyện sẽ ngày càng dễ dàng hơn", ông Xuân Độ bày tỏ.

Mong ước khác của ông Xuân Độ là Tafuco có thể đồng hành cùng với các DN chế biến sâu trong ngành thực phẩm – như làm các sản phẩm ready to eat, cùng chinh phục thị trường thế giới, nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam. Việc hợp tác với DN tương đối 'xanh' như Tafuco là một điểm cộng đáng kể với các nhà xuất khẩu Việt. Hơn nữa, ngành tái chế phát triển ở châu Âu có thể dễ dàng tái chế các sản phẩm bao bì nhựa đơn chất của Tafuco.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM