Những người giàu có xứng đáng được giàu có?
"Những người giàu có xứng đáng được giàu có?" là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu câu trả lời là "Có", một câu hỏi khác đặt ra là "Làm thế nào để trở nên giàu hơn?".
Bạn có thể nghĩ rằng điều này đáng để đặt câu hỏi vì vấn đề bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng thực ra, điều này không đúng. Dù sự bất bình đẳng đang gia tăng ở nhiều nước phương Tây, nhưng không có nhiều lo ngại về điều đó.
Trên thực tế, theo nghiên cứu mới của Jonathan Mijs, một nhà xã hội học tại Viện bất bình đẳng quốc tế tại Trường Kinh tế London, sự bất bình đẳng và niềm tin vào những người có tài năng có thể song hành với nhau. Một xã hội càng bất bình đẳng, mọi người càng có nhiều khả năng tin rằng người giàu có là người tạo nên điều đó.
Suy nghĩ như vậy khó có thể thay đổi. Người nghèo vẫn ổn với một sự bất bình đẳng lớn bởi họ tin - hoặc hy vọng - rằng một ngày nào đó họ cũng sẽ trở nên giàu có.
Mijs có đưa ra thêm một số các yếu tố tạo nên điều này. Một là mức độ tự tạo sự cô lập giữa người với người trong vài thập kỷ qua. Mọi người dành nhiều thời gian cho những điều liên quan đến mình từ khu phố đến nơi làm việc, và ít có cơ hội gặp gỡ những người "khác mình".
Do đó, nếu bạn giàu có, ý nghĩ của bạn về một người nghèo có thể chỉ đơn giản là một người nào đó rơi xuống tầng lớp xã hội thấp hơn. Và một ngày nào đó, họ có thể lại kiếm được nhiều tiền.
Trong khi đó, một phần nhờ vào sự "sùng bái" các doanh nhân ở Thung lũng Silicon, giờ đây các doanh nhân được đối xử như những vận động viên. Bạn có thể là một siêu sao hoặc không là ai cả và những người siêu giàu xứng đáng với điều đó bởi vì họ giúp cho kinh tế, xã hội phát triển hơn.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2018 mang tên "Winners Take All: The Elite Charade of Change the World", Anand Giridharadas viết: "Một xã hội thành công là một cỗ máy tiến bộ. Nó lấy nguyên liệu thô của sự đổi mới và tạo ra sự tiến bộ rộng lớn của con người. Cỗ máy nước Mỹ đang bị phá hỏng".
Một điều mà sự bất bình đẳng được cho là thể hiện rõ ràng nhất đó là mức lương dành cho vị trí giám đốc điều hành. Tại Mỹ, tỷ lệ khoảng cách giữa lương của giám đốc điều hành so với lương công nhân trung bình đã tăng từ khoảng 30 lần lên hơn 300 lần, theo Viện Chính sách Kinh tế của nước này.
Điều này đặt ra một số câu hỏi. Đầu tiên, những gì cá nhân đang được trả có phản ánh những gì họ mang đến hay không? Hay họ chỉ đơn giản là ở một vị trí mà họ được sắp xếp nhờ những nỗ lực từ người khác? Là nỗ lực của công ty để có một siêu sao hoặc nỗ lực của một nhóm người? Tim Cook có đáng giá 136 triệu USD mà ông ấy nhận được năm 2017?
Tính chất của khái niệm “bất bình đẳng” cũng được minh họa bằng về sự khác biệt ở các quốc gia. Theo Willis Towers Watson, một chuyên gia tư vấn, tiền lương của giám đốc điều hành trung bình tại các công ty lớn trong năm 2016 là khoảng 1,2 triệu USD tại Nhật Bản, so với 11,7 triệu USD ở Mỹ và 5,3 triệu USD ở Anh.
Theo OECD, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo ở Anh sẽ mất 5 thế hệ để có thu nhập trung bình. Ngược lại, tầng lớp trên cùng ở Anh cho thấy, nhiều thành viên trong số họ không thể tiến xa. Ở đây, ý tưởng về chế độ nhân tài thuần túy đôi khi được đưa ra như một lý tưởng. Nhưng thực sự? Như một số người cảnh báo, tác động của chế độ nhân tài có thể làm cho những người ở trên đỉnh cao nghĩ rằng họ xứng đáng với điều đó.