Những kẻ thất bại đều sở hữu 1 trong 10 điểm chung này

06/02/2017 09:23 AM | Sống

"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình" ranh giới của người thành công và kẻ thất bại đôi khi chỉ là những hành vi tưởng chừng đơn giản nhất.

Nếu như người thành công luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và dám vấp ngã để dành vinh quang thì người không thành công lại thất bại ngay tại chính vòng đấu đầu tiên, với bản ngã của chính mình. Họ tự hủy hoại thành công của bản thân, và đôi khi phá hoại bước tiến của người khác bằng mọi giá vì lòng ganh ghét đố kị…

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà câu nói “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” lại được Đức Phật nhắc tới đầu tiên trong những lời răn dạy của người. Thành, bại, được, mất phụ thuộc vào bản thân của mỗi người và vào việc chúng ta có quyết tâm chiến thắng được “kẻ thù” bên trong chúng ta hay không.

Nếu như người thành công luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và dám vấp ngã để dành vinh quang thì người không thành công lại thất bại ngay tại chính vòng đấu đầu tiên, với bản ngã của chính mình. Họ tự hủy hoại thành công của bản thân, và đôi khi phá hoại bước tiến của người khác bằng mọi giá vì lòng ganh ghét đố kị…

Nếu bạn muốn thành công, hãy “tu tập” để loại bỏ những hành vi sau mà người không thành công thường mắc phải:

Bỏ lại những dự án còn dang dở

Môt trong những hành vi thường thấy nhất ở những người không thành công chính là họ bỏ lại những kế hoạch, dự án còn dang dở dù ban đầu rất hăm hở thực hiện chúng.

Mọi thứ thật tuyệt khi bắt đầu nhưng vì thiếu kỷ luật và sự bền bỉ nên họ có xu hướng gạt phăng tất cả nếu gặp phải những khó khăn trên con đường hoàn thiện những công trình của mình.

Thích bào chữa

Người không thành công rất “giỏi” bao biện và bào chữa khi trượt ngã. Thay vì dành thời gian phân tích nguyên nhân thất bại, họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, thậm chí cố gắng tìm lí do để đổ lỗi và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

Không chịu được chỉ trích

Chính vì không nhận ra hoặc cố tình che giấu những thiếu sót của bản thân mà người không thành công không bao giờ thích người khác chỉ ra những sai lầm mà họ mắc phải.

Thay vì tiếp thu ý kiến từ người khác, họ tỏ ra khó chịu và thù ghét khi bị chỉ trích. Họ không nhận ra rằng, chính “tật đố” ấy đang dần biến họ thành một con người ích kỷ và bảo thủ, thậm chí rơi vào trạng thái thất vọng để rồi tự bẫy bản thân vào ngõ cụt.

Tiêu cực

Người không thành công không tự tìm ra những mặt tích cực của cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh mà chỉ tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực. Họ cũng có xu hướng kết giao với những người có chung tính cách và “tự củng cố nhau” bằng những lời bào chữa khi không đạt được một mục tiêu nào đó.

Phá hoại người khác

Khi cuộc sống không suôn sẻ hay không thể tiến bước trong sự nghiệp, người không thành công sẽ cố gắng tìm cách “kéo chân” để kìm hãm người khác thay vì nỗ lực vươn lên chính mình. Họ thích đánh giá thấp đồng nghiệp hoặc bạn bè để chứng tỏ rằng bản thân thành công hơn, hiểu biết hơn người khác.

Tự triệt tiêu cá tính của bản thân

Những người thành công thường thẳng thắn bộc lộ cá tính của bản thân bằng những hành vi, những ý tưởng độc đáo. Ngược lại, người không thành công cố gắng hòa nhập vào số đông vì sợ khác biệt, sợ thất bại và sợ bị chỉ trích.

Thụ động

Người không thành công khó có thể làm nổi việc gì nếu không được người khác “chỉ tận mặt, bắt tận tay” mà giao việc.

Sẽ rất thuận lợi nếu chúng ta được người khác giúp đỡ, chỉ bảo hay định hướng thực hiện một công việc nào đó. Nhưng nếu chỉ thụ động mà làm theo người khác, thì rút cuộc chúng ta sẽ chỉ là một con rối. Thụ động và chỉ thích làm khi được chấp thuận chính là một trong số những hành vi khiến người không thành công không bao giờ có thể đạt được vinh quang trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Thích đối phó hơn là hành động

Thay vì chủ động tìm ra giải pháp và sáng kiến sửa chữa trước khi một kế hoạch hay một dự án sắp đổ vỡ, người thất bại do dự và chỉ hành động khi cơn khủng hoảng thực sự gõ cửa nhà họ. Để sau đó, họ lại cố gắng bao biện và đổ lỗi cho ngoại cảnh tác động.

Tìm đường tắt

Nhà thơ Nguyễn Công Trứ có câu “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả. Anh hùng hào kiệt có hơn ai”.

Vâng, để đến được vinh quang thì chúng ta phải trải qua biết bao lần ngã đau, đi qua biết bao con đường đầy đá sỏi. Người thất bại không muốn trả giá, họ cũng không muốn bỏ thời gian và công sức để tìm cách vượt chông gai mà chỉ mơ tưởng tìm ra lối tắt đến thành công. Họ không biết rằng mỗi sự hy sinh đều có cái giá phải trả và cái giá cho sự lười biếng và thiếu bản lĩnh của họ không gì khác chính là sự thất bại.

Lo sợ

Phần lớn hành vi này đến từ nỗi sợ hãi bị chỉ trích, sợ bị người khác chỉ ra khuyết điểm của bản thân. Thậm chí, người thất bại còn sợ hãi với những trách nhiệm họ phải gánh vác nếu may mắn được đứng trên vị trí cao hơn kỳ vọng.

Không con đường nào dẫn đến đỉnh vinh quang mà lại có dấu chân cho kẻ lười biếng hay người ích kỷ, cũng không ai trong ta không ai sinh ra và lớn lên hoàn thiện cả. Đó là lí do mà vấp ngã rồi rút kinh nghiệm để trưởng thành là điều không thể tránh khỏi nếu bạn muốn “vượt Vũ môn” và giành chiến thắng.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM