Những hiểu nhầm về biến thể virus ở Ấn Độ

29/04/2021 10:00 AM | Xã hội

Tại Ấn Độ, biến thể "đột biến kép" của Sars nCov2 được cho là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ấn Độ đang hứng chịu làn sóng lây lan thứ 2 của đại dịch Covid-19. Theo chuyên gia Kristian Andersen của Viện nghiên cứu Scripps Research Institute (SRI), tình hình tại Ấn Độ hiện nay cũng tương tự như đã từng diễn ra ở Brazil, Nam Phi và Iran. Cụ thể những quốc gia này đã đạt đỉnh lây nhiễm trong làn sóng thứ nhất và đáng nhẽ ra đã phải có sự miễn dịch cộng đồng ở mức độ nào đó.

Tuy nhiên, số lượng người lây nhiễm lại bật tăng khi biến thể mới xuất hiện và người dân lơi lỏng trong khâu phòng tránh dịch.

Những hiểu nhầm về biến thể virus ở Ấn Độ - Ảnh 1.

Tại Ấn Độ, biến thể "đột biến kép" của Sars nCov2 được cho là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng chưa từng có trong mùa đại dịch Covid-19 vừa qua.

Trên thực tế, ký hiệu của loại biến thể này là B.1.617 nhưng giới truyền thông quen gọi chúng là "đột biến kép" (Double Mutant). Lý do là B.1.617 có tới 2 đột biến quan trọng phát triển từ 2 biến thể khác của Sars nCov2, qua đó tạo nên sức lây lan vô cùng lớn.

Dẫu vậy theo Chuyên gia Andersen, việc gọi "đột biến kép" là không chính xác bởi virus Sars nCov2 liên tục biến đổi theo thời gian để thích nghi với cơ thể người. Do đó số lượng đột biến sẽ tăng theo từng ngày và đột biến kép cũng chẳng xa lạ gì trong đó. Bởi vậy việc gọi biến thể ở Ấn Độ là đột biến kép có phần không chính xác.

Các nghiên cứu cho thấy B.1.617 cũng tương tự như nhiều loại biến thể khác khi có hơn 12 đột biến so với chủng thông thường. Tuy nhiên chủng đột biến L452R từng được tìm thấy ở bang California-Mỹ và chủng E484Q cũng tương tự như chủng E484K được tìm thấy ở Nam Phi và Brazil là nổi tiếng hơn cả.

Dễ lây lan hơn?

Các nghiên cứu cho thấy biến thể B.1.617 dễ lây lan hơn các biến thể trước đây được tìm thấy. Báo cáo thí nghiệm công bố ngày 20/4/2021 cho thấy chủng đột biến L452R làm tăng khả năng lây lan của virus giữa các tế bào con người.

Trước đó khi được phát hiện lần đầu tiên tại bang California-Mỹ, biến thể Sars nCov-2 mang chủng đột biến này đã được thí nghiệm chứng minh có tốc độ lây nhanh hơn 20% so với những biến thể cũ.

Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến B.1.617 lây lan cực nhanh tại Ấn Độ chỉ trong vòng vài tuần qua. Tuy vậy Chuyên gia Andersen cho biết hiện chưa thể xác định liệu B.1.617 có phải là nguyên nhân chính cho sự bùng phát tại Ấn Độ hay do yếu tố nào khác.

"Chúng ta đều biết rằng biến thể B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tại Anh và biến thể P.1, được phát hiện lần đầu tại Brazil đều xuất hiện ở Ấn Độ. Do đó chưa rõ loại virus nào là nguyên nhân lây lan chính bởi không có số liệu chính xác", Chuyên gia Andersen nhấn mạnh.

Những hiểu nhầm về biến thể virus ở Ấn Độ - Ảnh 2.

Liệu Vaccine có chống B.1.617?

Các chuyên gia nhận định Vaccine chống Covid-19 vẫn phòng ngừa được B.1.617 nhưng sẽ kém hiệu quả hơn so với các biến thể cũ. 

Chuyên gia Ravi Gupta của trường đại học Cambridge nhận định Vaccine sẽ giúp ngăn chặn bớt lây lan dịch bệnh cũng như số người tử vong nhưng có thể sẽ kém hiệu quả hơn với những trường hợp có hệ miễn dịch kém.

Huyền Băng-Tổng hợp

Cùng chuyên mục
XEM