Những giải pháp số giúp hình thành Ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo
Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh là một trong những chủ trương lớn về phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam nhằm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Mới đây, Schneider Electric đã tổ chức hội nghị Innovation Day 2023, với chủ đề “Dẫn Lối Phát Triển Công Nghiệp Bền Vững tại Việt Nam” và giới thiệu loạt các giải pháp tổng thể hướng đến ngành công nghiệp bền vững - Kết hợp & Tuần hoàn, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững và tăng trưởng lợi nhuận.
Theo báo cáo của Schneider Electric Sustainability Research Institute, hơn 40% lượng phát thải CO2 trên toàn cầu đến từ ngành công nghiệp, 73% phát thải nhà kính từ sử dụng năng lượng và 5% đến 7% năng lượng được sử dụng cho nước và nước thải. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh là một trong những chủ trương lớn về phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam nhằm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo xu hướng đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam đều đang nỗ lực chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững, để ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải ưu tiên thực hiện giảm phát thải cacbon trong các ngành công nghiệp.
Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia cho biết: “Để thúc đẩy thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, chúng ta cần phải tích hợp sự bền vững, tính tuần hoàn, chất lượng cuộc sống và kinh doanh có trách nhiệm vào mỗi bước ra quyết định. Ngành công nghiệp hiện tại cần chuyển đổi thành ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo, tiên phong sử dụng giải pháp số để trao quyền cho người lao động, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, nâng cao phúc lợi và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Tại Schneider Electric, chúng tôi giới thiệu 5 bộ tích hợp hoàn hảo định hình Ngành Công nghiệp Thế hệ Tiếp theo: Năng Lượng và Tự Động Hóa; Số hóa & IoT tổng hợp dữ liệu từ điểm cuối lên đám mây; Quản lý toàn bộ vòng đời hệ thống nhờ vào bản sao kỹ thuật số; Quản lý tích hợp tập trung (UOC); và Tích hợp đa dạng và tận dụng các nguồn cung cấp năng lượng.
Ba giải pháp số giúp chuyển đổi ngành công nghiệp sang thế hệ tiếp theo gồm có:
Tự động hóa lấy phần mềm làm trung tâm. Một trong những xu hướng của Tự động hóa lấy phần mềm làm trung tâm là xây dựng metaverse trong không gian công nghiệp. Đây là một môi trường ảo, thời gian thực, cho phép người dùng có thể hình dung, phân tích, mô phỏng và dự đoán tương lai. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết để có thể thiết kế thông minh hơn và vận hành tốt hơn.
Sự kết hợp giữa năng lượng, tự động hóa, và phần mềm được xem là công thức cho sự bền vững của ngành công nghiệp tại Việt Nam. Số hóa - bao gồm phần mềm và dữ liệu - đóng vai trò chính để cải thiện khả năng hiển thị và quản lý sử dụng tài nguyên, giảm chi phí vận hành và cải thiện chỉ số bền vững của doanh nghiệp.
Tự động hóa mở: Bước nhảy lớn tiếp theo cho ngành tự động hóa. Universal automation – Tự động hóa mở giới thiệu Tiêu chuẩn IEC 61499 mới có độ linh hoạt, khả năng tương tác và độ hiệu quả chưa từng có so với tiêu chuẩn hiện tại IEC 61131, cho phép các hệ thống tự động hóa tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin.
EcoStruxure Automation Expert là một sáng kiến đột phá của tự động hóa công nghiệp để quản lý toàn bộ vòng đời của hệ thống tự động hóa. EcoStruxure Automation Expert được xem là nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo bằng cách số hóa quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô nhanh chóng và linh hoạt, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, EcoStruxure Automation Expert sở hữu nền tảng kết nối mở, cho phép dễ dàng kết nối với các tầng dữ liệu quản trị khách của doanh nghiệp nhằm cung cấp các dữ liệu theo thời gian thực tại máy hoặc tại dây chuyền, qua đó đảm bảo công suất tối ưu và giảm hao phí trong nhà máy.