Những "con mọt" ăn chặn tiền từ thiện trong C-Biz, ‘đã giàu lại càng thêm phát’: Từ quỹ cho trẻ em đến tiền ủng hộ Covid-19

15/09/2024 18:00 PM | Sống

Từ nhiều năm trước, nghệ sĩ Trung Quốc đã vướng phải chỉ trích cố tình photoshop số tiền ủng hộ để "phông bạt" với cộng đồng fan.

Những "con mọt" ăn chặn tiền từ thiện trong C-Biz, ‘đã giàu lại càng thêm phát’: Từ quỹ cho trẻ em đến tiền ủng hộ Covid-19- Ảnh 1.

Theo Thời báo Kinh tế Bắc Kinh, những năm gần đây, người nổi tiếng Trung Quốc hiếm ai dám tự thành lập quỹ từ thiện. Hiện tại, đa số nghệ sĩ sẽ gửi tiền hoặc vật tư đóng góp đến các quỹ từ thiện do chính phủ kiểm soát, hoặc tổ chức tư nhân có kinh nghiệm dày dặn và độ tín nhiệm cao.

Nguyên nhân tình trạng này là do có không ít ngôi sao vướng vào những màn tranh cãi, nghi vấn ăn chặn tiền từ thiện, lợi dụng lòng tin của khán giả. Điển hình như trường hợp của ca sĩ Hàn Hồng, diễn viên Thành Long, Lý Liên Kiệt, Dương Mịch,...

Hàn Hồng hai lần bị điều tra minh bạch tiền cứu trợ

Năm 2020, nữ ca sĩ Hàn Hồng bị blogger Tư Mã Tam Kỵ tố ăn chặn hơn một nửa trong khoản quyên góp 38,5 triệu USD cho tâm dịch COVID-19 Vũ Hán.

Những "con mọt" ăn chặn tiền từ thiện trong C-Biz, ‘đã giàu lại càng thêm phát’: Từ quỹ cho trẻ em đến tiền ủng hộ Covid-19- Ảnh 2.

Nữ ca sĩ Hàn Hồng và quỹ Ái Tâm bị nghi ngờ không minh bạch trong giấy tờ của các khoản thu, chi từ thiện

Năm 2021, Hàn Hồng tiếp tục bị tố bỏ túi 10,8 triệu USD tiền đóng góp cho vùng lũ Hà Nam. Khán giả phát hiện số liệu bất thường trong giấy tờ kê khai từng khoản chi của quỹ Ái Tâm và danh sách đóng góp bao gồm tiền mặt và vật tư của mạnh thường quân.

Theo Tân Hoa Xã, nữ ca sĩ không có sai phạm trong việc sử dụng quỹ, nhưng vô tình vướng vào tranh cãi tiền bạc vì khâu kiểm toán đình trệ, dẫn đến kê khai và công bố số liệu chậm.

Trên Nhân Dân Nhật báo, Hàn Hồng cũng thừa nhận quỹ Ái Tâm của bà chậm trễ thực hiện kiểm toán, và cho biết sẽ cố gắng cải thiện công tác này để lòng tin của khán giả không bị tổn thương.

"Khi lũ lụt và đại dịch xảy ra, chúng tôi ưu tiên kêu gọi quyên góp, cứu trợ người dân. Các nhân viên của quỹ được huy động thống kê, phân phối tiền hàng. Nhân lực có hạn so với tấm lòng của người dân, vì vậy, chúng tôi không kịp công khai tất cả chứng từ", Hàn Hồng cho biết.

Bà nhận lỗi: "Chúng tôi lo giúp người, nhưng lại quên đi hàng triệu tấm lòng khác. Thành thật xin lỗi những mạnh thường quân đã tin tưởng tôi và quỹ Ái Tâm. Mọi người có thể yên tâm, tiền từ thiện của các bạn không thất thoát hay bị ăn chặn".

Dương Mịch bị tố lừa gạt tiền từ thiện

Trước giai đoạn năm 2018, Dương Mịch luôn có tên trong danh sách những nghệ sĩ miệt mài làm từ thiện và là gương sáng cho các thế hệ đàn em. Tuy nhiên, vào cuối tháng 3/2018, người trung gian triển khai dự án Thiên sứ xe lăn Trung Quốc - Lý Manh đã tức giận đăng tin cho rằng Dương Mịch lừa gạt tiền từ thiện, khiến hình tượng của nữ diễn viên bị ảnh hưởng.

Những "con mọt" ăn chặn tiền từ thiện trong C-Biz, ‘đã giàu lại càng thêm phát’: Từ quỹ cho trẻ em đến tiền ủng hộ Covid-19- Ảnh 3.

Dương Mịch hứa suông việc làm từ thiện

Lý Manh cho hay, vào năm 2014, Dương Mịch và chồng cũ - nam diễn viên Lưu Khải Uy có hứa quyên góp từ thiện 100 nghìn Nhân dân tệ (358 triệu đồng) bao gồm 100 chiếc gậy và 50 máy đánh chữ cho trường học người khuyết tật. Tuy nhiên, sau 3 năm, trẻ em nơi này vẫn chưa nhận được quà như lời Dương Mịch hứa.

Ngay lập tức, phía Dương Mịch đã nhận sai và đưa ra lời xin lỗi vì sơ suất của mình. Nữ diễn viên nổi tiếng cũng nhanh chóng thực hiện lời hứa, gửi quà tặng tới trường học. Tuy nhiên, vụ việc vẫn khiến uy tín của nữ diễn viên bị ảnh hưởng khi cộng đồng mạng mỉa mai cô gian dối trong hoạt động thiện nguyện.

Chưa hết, Lý Manh còn nộp đơn lên tòa án nhân dân Tây Thành - Bắc Kinh. Anh cho rằng, mình bị xâm phạm danh dự, yêu cầu Dương Mịch phải công khai xin lỗi và bồi thường những tổn thất.

Tháng 3/2019, tòa án Bắc Kinh cuối cùng cũng đưa ra kết quả cuối cùng của vụ kiện. Theo đó, nữ diễn viên được xử thắng với lý do không đủ bằng chứng. Tòa án cho rằng không thể cấu thành tội xâm phạm danh dự vì Dương Mịch đã công khai xin lỗi và hoàn thành công việc quyên tặng bổ sung như đã hứa.

Trước đó, vào năm 2016, Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ 54 triệu USD tiền quyên góp cứu trợ và tái thiết cuộc sống của người dân sau thảm họa động đất tại Tứ Xuyên.

Trước cáo buộc, ngôi sao võ thuật lên tiếng giải trình. Nam diễn viên khẳng định không ăn chặn tiền từ thiện, thừa nhận mệt mỏi vì thị phi. Tuy nhiên, tài tử Hoắc Nguyên Giáp chỉ thanh minh bằng miệng, không đồng ý sao kê giấy tờ giải ngân.

Những "con mọt" ăn chặn tiền từ thiện trong C-Biz, ‘đã giàu lại càng thêm phát’: Từ quỹ cho trẻ em đến tiền ủng hộ Covid-19- Ảnh 4.

Thành Long và Lý Liên Kiệt đều là những ngôi sao hạng A dính phốt "ồn ào" quỹ từ thiện

Sự cố tương tự xảy ra với Lý Á Bằng hay Thành Long. Lý Á Bằng bị điều tra sử dụng tiền từ quỹ Yên Nhiên dành cho các bé hở hàm ếch vào thị trường bất động sản, còn quỹ Jackie Chan Charitable Foundation của Thành Long lại nhập nhằng chi tiêu.

"Phông bạt" con số từ thiện

Tháng 7/2021, rapper Hài Tử Vương (DrakSun) bị dư luận yêu cầu rời showbiz. Anh bị phát hiện khai khống số tiền đóng góp cho người dân ở vùng lũ lụt Hà Nam.

Sau khi quyên tiền cho Hội Chữ thập đỏ, nam ca sĩ chụp ảnh xác nhận chuyển khoản 2.700 USD (66 triệu đồng) tiền cứu trợ. Tuy nhiên, khán giả phát hiện dấu vết Hài Tử Vương photoshop ảnh chụp màn hình chuyển khoản. Dựa trên mã số giao dịch, truyền thông truy được rapper thực chất chỉ quyên góp 15 USD (hơn 300 nghìn đồng).

Không chỉ vậy, trong nhóm chat với fan, Hài Tử Vương còn gây bức xúc khi tiếc nuối cho hay đáng lẽ phải chỉnh sửa ảnh bản thân quyên góp 27.000 USD để vượt trội hơn các đồng nghiệp khác - những người đóng góp 15.000 USD.

Những "con mọt" ăn chặn tiền từ thiện trong C-Biz, ‘đã giàu lại càng thêm phát’: Từ quỹ cho trẻ em đến tiền ủng hộ Covid-19- Ảnh 5.

Rapper Hài Tử Vương (DrakSun) cố tình chỉnh sửa số tiền đã từ thiện

Động thái kê khai gian dối của Hài Tử Vương khiến dư luận phẫn nộ. Họ chỉ trích ca sĩ 23 tuổi nói dối chuyện từ thiện để đánh bóng tên tuổi, đồng thời kêu gọi tẩy chay anh.

Đối diện với làn sóng chỉ trích, Hài Tử Vương xin lỗi, bày tỏ sự ăn năn bằng cách quyên góp bổ sung thành 2.700 USD như đã thông báo. Tuy nhiên, khán giả vẫn không tha thứ cho việc làm sai trái của anh. The Rap of China 2021 tuyên bố loại Hài Tử Vương khỏi show.

Bàn về hình thức từ thiện của giới nghệ sĩ trong showbiz Hoa ngữ, giáo sư Lưu Mân Dung - Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải - cho biết dù làm thiện nguyện ở bất kỳ cương vị nào cá nhân hay đại diện cho tổ chức, người nổi tiếng phải ý thức được trách nhiệm với xã hội, trong đó kê khai minh bạch là việc tiên quyết phải làm.

"Không ít ngôi sao cho rằng yêu cầu công khai thu chi tiền từ thiện là hành động không đặt lòng tin vào người có tấm lòng cao đẹp, các tổ chức có thẩm quyền. Thế nhưng, nếu tiền từ thiện nửa đường biến mất hoặc bị cắt xén, đồng nghĩa với việc tấm lòng khán giả bị chà đạp, giá trị cao đẹp của công tác thiện nguyện bị lợi dụng", Lưu Mân Dung nêu quan điểm.

Vì vậy, Lưu Mân Dung cho rằng công chúng được phép ý kiến số tiền đóng góp của mình được sử dụng thế nào, cũng như tham gia vào quá trình giám sát dòng tiền cứu trợ để tránh xuất hiện các vấn đề tiêu cực.

Theo bà, không bàn đến việc quyên góp ít nhiều, nghệ sĩ mang tiếng từ thiện nhưng hứa suông, khai khống, không bỏ tiền túi hoặc nhận tiền từ cộng đồng nhưng không thực hiện cam kết cứu trợ đều là hành vi gian lận lòng tin, đáng bị lên án.

"Nghĩ không còn Dương Mịch thứ 2, nhưng sau vẫn có Hài Tử Vương. Cá nhân còn không trung thực khi kê khai đóng góp, liệu có bao nhiêu quỹ từ thiện do nghệ sĩ đứng tên trung thực? Hoạt động thiện nguyện nếu không minh bạch sẽ trở thành cái nôi dung túng cho hành vi trái đạo đức lẫn pháp luật. Nếu không muốn bị đánh giá, chịu hiềm nghi các ngôi sao phải rõ ràng trong vấn đề tiền bạc", Lưu Mân Dung ý kiến.

Tổng hợp

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM