Những cách khởi nghiệp kinh doanh ít rủi ro cho người mới lần đầu thử nghiệm
Vận động viên leo núi Chris Bonnington từng nói: Hãy làm những điều mạo hiểm theo cách an toàn. Đây là một nguyên tắc tuyệt vời. Bất kỳ ai cũng có thể nghỉ việc, thế chấp nhà và bước vào kinh doanh mà không hề do dự.
Người điều hành phải rất khôn ngoan và chăm chỉ thì mới có thể giảm thiểu được những rủi ro khi mới bắt đầu. Nó cần trở thành điều tâm niệm của bạn khi tiến hành mọi hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là một vài chiến lược khởi nghiệp ít rủi ro mà bạn có thể áp dụng cho ý tưởng kinh doanh đang ấp ủ của mình.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ ông chủ hiện tại
Biến ông chủ hiện tại trở thành khách hàng chính của bạn là một cách khá hay khi mới kinh doanh. Điều này không hề lố bịch. Rất nhiều doanh nhân đã bắt đầu theo cách này. Bạn giúp họ xử lý một bộ phận không sinh lời trong doanh nghiệp, chính vì thế họ rất sẵn lòng hỗ trợ bạn hoặc bạn có thể trở thành nhà cung cấp tuyệt vời cho họ.
Công ty con
Một cách khác để khởi nghiệp là thành lập công ty con nằm dưới sự bảo trợ của một công ty lớn. Tuy bạn phải chấp nhận mức độ sở hữu doanh nghiệp ít hơn và sẽ phải lưu tâm đến nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra quyết định song bạn sẽ được công ty mẹ hỗ trợ trong giai đoạn đầu quan trọng.
Cách này giúp bạn tiếp cận với nhiều loại nguồn lực, có được nhiều khách hàng và nhận được sự trợ giúp cần thiết. Cuối cùng, sau khi tính toán thiệt hơn thì bạn sẽ thích sở hữu 25% một công ty trị giá 1 triệu USD hơn là sở hữu 100% một công ty đang phải vật lộn với trị giá 100 nghìn USD.
Nhưng cũng đừng quên những bất lợi của việc kinh doanh với tư cách người làm thuê. Có một quy luật là người nào dám chấp nhận rủi ro thì sẽ có được phần thưởng lớn nhất. Vì vậy rất khó để có thể vừa phát triển ý tưởng của mình, vừa đảm bảo được chia phần doanh thu xứng đáng khi mà ông chủ là người đã đứng ra chịu mọi chi phí và rủi ro.
Ngoài ra bạn mong muốn duy trì công việc đem lại thu nhập ổn định nhưng câu trả lời là "Không". Thứ nhất, thực tế mỗi tháng bạn tiết kiệm được bao nhiêu và liệu số tiền đó có tạo nên sự khác biệt? Và thông thường bạn sẽ không giữ được ý tưởng kinh doanh lâu. Vì bạn vẫn phải đảm đương nhiệm vụ của công việc hiện tại, ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ dần mai một. Việc chuẩn bị quá lâu khiến bạn bị sao nhãng khỏi mục tiêu. Rồi cũng đến lúc bạn phải quyết tâm bắt tay vào hành động.
Nhượng quyền
Nhượng quyền, hiểu đơn giản là sử dụng phương thức của người khác để kinh doanh. Kiểu kinh doanh này từng bị xem nhẹ nhưng giờ đây thì ngược lại. Từng có số liệu chi ra rằng toàn nước Anh có hơn 30.000 đại lý nhận quyền và trong số đó có trên 93% đại lý tuyên bố kinh doanh có lãi.
Lợi thế của kiểu kinh doanh này là bạn có một mặt hàng đã được thử nghiệm và kiểm chứng, một thương hiệu đã được khẳng định. Bạn chỉ còn việc bắt tay vào làm và sẽ nhanh chóng có doanh thu. Bạn cũng được hỗ trợ, được đào tạo và có cơ hội cùng chia sẻ kinh nghiệm thực tế với những người khác trong cùng mạng lưới.
Tất nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó. Bạn sẽ phải trả một khoản tiền như phí nhượng quyền ban đầu, phí quản lý dịch vụ hoặc bản quyền, thuế quảng cáo và/hoặc tiền chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá vốn của sản phẩm.
Tuy nhiên những chi phí này không chỉ là vấn đề tài chính. Quản lý một đại lý nhận quyền thậm chí còn bị hạn chế khá nhiều – công ty nhượng quyền sẽ đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn buộc bạn phải tuân theo, định mức doanh thu bạn phải đáp ứng và họ được phép kiểm tra cơ sở kinh doanh của bạn.
Nói chung, nếu bạn khởi nghiệp là để có một nguồn thu nhập ổn định, vậy thì đây là điều bạn cần phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Ngược lại, nếu bạn muốn được tự do và tự quản lý doanh nghiệp, đây không phải là kiểu kinh doanh dành cho bạn.
Kinh doanh "tay trắng làm nên"
Lợi ích của kiểu khởi nghiệp "tay trắng làm nên" đó là bạn có thể mắc sai lầm với giá rẻ. Bạn không cần phải làm đúng ngay từ lần đầu tiên vì bạn không có những khoản nợ khổng lồ và bạn có thể thay đổi hướng chiến lược bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra bạn không cần biết khách hàng muốn gì cho đến khi bạn bắt đầu bán hàng cho họ. Ví dụ, bạn có thể đã quyết định mở một quầy bán lẻ nhưng sau đó nhận ra khách hàng lại thích mua hàng qua điện thoại hơn.
Và ít tiền giúp bạn rèn luyện tính tiết kiệm khi bạn dần trưởng thành.