Nhói lòng những bát mì tôm không thức ăn được coi là ‘bữa trưa thịnh soạn’ nhưng '’lâu lâu mới có'’ của thầy trò nơi bản Nà Nũng A

31/05/2022 17:13 PM | Sống

Tại nơi cao nguyên đá hiểm trở nhất của Hà Giang vẫn có một điểm trường chưa bao giờ thiếu vắng tiếng ê...a...của học trò. Nơi ấy chưa có điện, quanh năm thiếu nước, đến bát mì tôm cũng trở thành đặc sản...Đó chính là lớp học của thầy Du, cô Liên ở bản Nà Nũng A.

Thôn Nà Nũng A, xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có tất cả 57 hộ thì 55 hộ là hộ nghèo, hai hộ còn lại là cận nghèo. Không điện, không nước, không chợ, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn.

Điểm trường ở đây có lớp tiểu học của thầy giáo Nguyễn Đông Du và lớp mầm non của cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên giảng dạy. Hai người không chỉ là đồng nghiệp mà còn là vợ chồng. Họ đã cắm bản được 16 năm, cùng nhau chinh phục những dải đá núi cheo leo bằng tình yêu học trò.

Nhói lòng những bát mì tôm không thức ăn được coi là ‘bữa trưa thịnh soạn’ nhưng ’lâu lâu mới có’ của thầy trò nơi bản Nà Nũng A - Ảnh 1.

Bữa sáng là mèn mén được các em mang theo mỗi khi đến lớp

Mỗi sáng khi đi học, những em học sinh ở Nà Nũng A sẽ tự mang theo một bát cơm nhỏ hoặc một ít mèn mén (bột ngô xay nhuyễn rồi đem đồ chín).

''Hai vợ chồng thấy học sinh có những bữa ăn rất nghèo dinh dưỡng như vậy nên thật sự rất thương xót nên thỉnh thoảng cũng kêu gọi được các mạnh thường quân quyên góp cho các cháu khi thì túi cá khô, tép khô, khi thì gói mì tôm để các em thêm no bụng'', cô Liên chia sẻ.

Cũng theo cô giáo Kim Liên, đối với các em ở miền xuôi mì tôm là món ăn đã quá quen thuộc, thậm chí là nhàm chán thì với các bạn học sinh vùng cao lại là đặc sản.

Nhói lòng những bát mì tôm không thức ăn được coi là ‘bữa trưa thịnh soạn’ nhưng ’lâu lâu mới có’ của thầy trò nơi bản Nà Nũng A - Ảnh 2.
Nhói lòng những bát mì tôm không thức ăn được coi là ‘bữa trưa thịnh soạn’ nhưng ’lâu lâu mới có’ của thầy trò nơi bản Nà Nũng A - Ảnh 3.

Cô Liên múc những bát mì tôm ''đặc sản'' cho các bé

''Bữa trưa hôm nào có mì tôm là các em rất thích vì bố mẹ cũng không có tiền để mua thường xuyên cho các em ăn. Do đó, các em cũng thích đến trường hơn'', nữ giáo viên vừa chia mì cho học sinh vừa kể.

Ngoài vai trò là giáo viên, vợ chồng thầy Du- cô Liên còn kiêm luôn cả thợ cắt tóc, bác sỹ cho các em.

''Vì chăm lo cho học sinh từ miếng ăn đến sức khỏe mà những ngày đi dạy có vất vả hơn đôi chút, nhưng thuận vợ, thuận chồng, cả hai đều cả thấy hạnh phúc.

Nhói lòng những bát mì tôm không thức ăn được coi là ‘bữa trưa thịnh soạn’ nhưng ’lâu lâu mới có’ của thầy trò nơi bản Nà Nũng A - Ảnh 4.

Thầy Du kiêm luôn cả vai trò cắt tóc cho học sinh

Hai vợ chồng đi dạy học cùng nhau, mọi công tác chuyên môn, dân vận cùng nhau làm thì đỡ vất vả hơn. Mình cảm thấy sức mạnh như nhân 2 nhân 3 lên. Hơn ai hết, các thầy cô hiểu rằng chỉ khi "cái bụng trò được no" thì con chữ mới có thể thắp sáng", cô Liên bộc bạch.

Đặc biệt, vào ngày hôm qua 30/5, nhờ có sự chung tay của các mạnh thường quân cả nước, cô Liên và các học trò nơi bản Nà Nũng A đã có buổi liên hoan nhân dịp 1/6. Dù bữa ăn còn đạm bạc, thời tiết vẫn còn mưa lũ to nhưng tình thầy trò nơi cao nguyên đá vẫn luôn ấm áp và các em đã được thưởng thức chiếc bánh kem đầu tiên trong cuộc đời.

Nhói lòng những bát mì tôm không thức ăn được coi là ‘bữa trưa thịnh soạn’ nhưng ’lâu lâu mới có’ của thầy trò nơi bản Nà Nũng A - Ảnh 5.

Chiếc bánh kem được thầy cô lội suối mua về tặng các em học sinh nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6. Ảnh: FBNV

Trên trang Facebook cá nhân, cô Nguyễn Thị Kiêm Liên chia sẻ:

''Kính thưa quý MTQ, hôm nay thầy cô giáo xóm Nà Nũng A tổ chức tết thiếu nhi 1.6 cho các bé nhưng thời tiết không ủng hộ mưa to, lũ to một số bạn không thể sang lớp được ạ. Cũng rất may mắn là có khoảng hơn 40 bạn đã đến tham dự được.

Hôm nay mỗi bạn được tặng 1 bộ quần áo truyền thống dân tộc Mông mới cực đẹp, 1 bữa tiệc với món ăn ngon, có bánh kem mà các bé chưa bao giờ được ăn thử, có nhiều bánh kẹo và nhiều tình yêu thương của quý MTQ.

Những chiếc bánh kem không còn được nguyên vẹn vì khi mang bánh di chuyển vào xóm do trời mưa lâu ngày, đường trơn trượt thầy cô đã bị ngã bánh không còn đẹp nữa mong các cô bác thông cảm ạ.

Không biết nói gì hơn cô trò chân thành cảm ơn quý Mạnh Thường Quân cả nước đã cho các bé 1 ngày tết hạnh phúc không thể quên'', cô Liên viết.

Nguồn: Việc tử tế-VTV; FBNV

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM