Máy móc vốn được coi là kém thông minh hơn loài người trong những tác vụ đòi hỏi trí sáng tạo thực sự, vượt ra ngoài những dòng logic "if else" truyền thống. Trong năm 2016, suy nghĩ này đã trở nên lỗi thời khi bộ AI AlphaGo của Google đánh bại "thần đồng" cờ vây Lee Sedol với tỉ số lên tới 4-1.
Đó chỉ là một trong rất ít những ví dụ cho thấy năm 2016 là năm trưởng thành của các công nghệ AI, machine learning và deep learning. Tại sự kiện thường niên quan trọng nhất năm Build 2016, Microsoft vén màn một loạt các Cognitive API cho phép bất cứ một ứng dụng nào cũng có thể nhận biết cảm xúc, tiếng nói, đã ra quyết định thương mại hóa bộ AI lừng danh Watson. Tất cả các công ty dịch hành động của con người cũng như ngữ cảnh hoạt động. Apple sau nhiều năm tụt hậu nay cũng đã mang AI lên Siri, "bạn thân" mới của hãng này là IBM nay cũng vụ mạng lớn như Google, Facebook và Twitter đều đã thành lập các bộ phận tập trung phát triển AI để tích hợp vào các sản phẩm chính của các hãng này.
Trong một buổi họp cổ đông diễn ra vào giữa năm, CEO Google Sundar Pichai khẳng định "Về lâu về dài, tôi cho rằng chúng ta sẽ tiến hóa từ thế giới di động thành thế giới đặt AI lên trên hết". Và đó là xu thế tất yếu không chỉ của riêng Google.
Nếu như chỉ lựa chọn ra một sự kiện duy nhất có thể làm bừng sáng cả năm 2016 ảm đạm thì chắc chắn đó là sự kiện Tesla vén màn chiếc Model 3 có giá khởi điểm chỉ 35.000 USD (25.000 USD sau các ưu đãi thuế dành cho xe "sạch"). Sau 2 mẫu xe cao cấp nhắm vào giới thượng lưu, tỷ phú Elon Musk nay đã ra mắt thành công một chiếc xe có thể thực sự phổ cập hóa các công nghệ xe điện và xe tự lái. Chỉ trong vòng nửa năm, Tesla đã nhận được 400.000 đơn hàng đặt cọc.
Ngành công nghệ xe hơi với lịch sử 100 năm... bảo thủ bỗng buộc phải cất bước chạy theo Elon Musk. Sau khi Model 3 ra đời, tất cả các đối thủ cạnh tranh đã nhanh chóng đẩy mạnh phát triển cả công nghệ xe điện lẫn công nghệ xe tự lái. Dĩ nhiên, hành trình từ nay đến khi Model 3 thực sự tới tay người dùng sẽ là một hành trình rất dài và khó khăn cho Tesla, song xu thế của lịch sử đã được xác nhận và không gì có thể đảo ngược: xe điện, xe tự lái là tương lai của giao thông cá nhân.
Khi niềm vui về Model 3 vừa kịp nguội lạnh thì Tesla cũng phải đón nhận gáo nước lạnh đầu tiên: ngày 7/5, một giám đốc startup và cũng là một người ủng hộ Tesla nhiệt thành có tên Joshua Brown trở thành người đầu tiên tử nạn vì công nghệ xe tự lái. Khi hệ thống tự lái không thể phân biệt được màu trắng của xe tải kéo trước mặt và màu trắng của bầu trời, chiếc xe Model S của ông Brown đã lao thẳng vào xe tải khiến nạn nhân tử nạn ngay tại chỗ. Vụ việc buộc Tesla phải liên tiếp cảnh báo người dùng rằng Autopilot không phải là một hệ thống lái tự động đầy đủ, cùng lúc đẩy công ty của Elon Musk vào cuộc chiến truyền thông xoay quanh mức độ an toàn của xe Tesla. Một loạt các vụ tai nạn sau đó của Model S và Model X cũng được đổ cho Autopilot, và trong khi phần lớn trong số này là các cáo buộc sai trái, rõ ràng là cả con người lẫn máy móc đều chưa sẵn sàng cho những chuyến đi do AI làm tài xế.
Bất chấp sự trỗi dậy của loa thông minh, tại thời điểm này smartphone vẫn là những thiết bị trung tâm của thế giới công nghệ. Đáng tiếc rằng loại thiết bị trung tâm ấy hiện càng ngày càng mờ nhạt: theo dự tính của IDC và Gartner, tổng lượng smartphone xuất xưởng trong năm 2016 sẽ chỉ tăng không đầy 1%. Lý do phần lớn thuộc về thị trường Trung Quốc nay đã bão hòa; các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Nam Mỹ và Trung Đông hiện vẫn chưa đủ bùng nổ để thay thế.
Gần như không một nhà sản xuất nào có thể mỉm cười trọn vẹn cho cả năm 2016. Apple đã chứng kiến 3 quý liên tiếp (cũng là 3 quý đầu tiên) có doanh số và lợi nhuận sụt giảm kể từ khi iPhone ra đời. Samsung những tưởng đã hồi phục sau kỷ nguyên S4 và S5 mờ nhạt thì bỗng dưng lại gặp sự cố Note7. LG, Xiaomi và Lenovo/Motorola tuột dốc theo chiều hướng không thể cứu vãn, BlackBerry từ bỏ hoàn toàn lĩnh vực phần cứng smartphone, Microsoft cũng chuẩn bị theo sau. Những nỗ lực đột phá trải nghiệm người dùng như 3D Touch của Apple hay màn hình vát cạnh của Samsung là những tín hiệu tốt ít ỏi trong năm 2016, nhưng ai ai cũng hiểu rằng sân chơi smartphone đã quá chật chội cả về thị phần lẫn sức sáng tạo.
Năm 2016 không hề thiếu những vụ việc lùm xùm xoay quanh những chiếc smartphone đình đám, từ "đại dịch" cảm ứng của iPhone 6 cho đến vụ thu hồi quy mô lớn chưa từng có của Galaxy Note7. Nhưng trong khi tất cả những sự cố đó sẽ chỉ là một chấm nhỏ trong lịch sử công nghệ thì trong năm nay, chúng ta thậm chí đã phải nói lời vĩnh biệt tới một triết lý phần cứng đã từng được hy vọng sẽ trở thành tương lai của smartphone.
Tất cả mọi thứ diễn ra thật chớp nhoáng: tại MWC 2016, LG thu hút đông đảo sự chú ý của báo giới khi ra mắt mẫu G5 và trở thành tên tuổi đầu tiên đưa tới tay người dùng một chiếc điện thoại module. Vài tháng sau đó, Lenovo/Motorola tiếp bước với Moto Z và MotoMod. Tại I/O 2016, Google công bố đã hoàn thiện Project Ara để ra mắt trong năm 2016. Đúng 2 tháng sau đó, Google đột ngột công bố dự án Ara đã chấm dứt, 3 năm trời nghiên cứu đổ xuống bể không có nổi một chiếc điện thoại tới tay người dùng. Chẳng có ai bất ngờ vì ngay trước đó, LG đã phải lên tiếng xác nhận rằng G5 "không thể bán được" với doanh số chỉ khoảng 2-3 triệu máy cho một quý. Tương tự, Moto Z cũng không thể kéo Motorola/Lenovo ra khỏi cuộc khủng hoảng liên miên sau sáp nhập.
Cái chết của smartphone module trớ trêu thay lại nằm ở chữ "module": không ai muốn bỏ tiền ra mua những thiết bị chưa hoàn thiện và rồi bỏ ra một đống tiền để biến chúng thành những thiết bị... hoàn thiện. Đi ngược lại với cái chết quá chớp nhoáng của smartphone module là thành công tiếp theo của iPhone, của Galaxy S và của cả tay chơi mới xuất hiện Google Pixel. Vĩnh biệt, smartphone module.
Một công ty vốn chỉ nổi danh với thương mại điện tử, máy đọc sách và dịch vụ đám mây đã bất ngờ trở thành tên tuổi đầu tiên khai phá được sức mạnh của AI theo một cách hoàn toàn mới. Ra đời từ năm 2015 nhưng đến năm 2016 thành công của Amazon Echo, chiếc loa tích hợp trợ lý ảo Alexa, mới trở nên rõ ràng: sau một năm phát hành rộng rãi, tính đến hết quý 3/2016 Amazon đã bán được 3 triệu chiếc Echo. Số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường cho biết đã có thời điểm, tốc độ tăng trưởng của Echo vượt mức... 340%.
Nếu những con số này chưa đủ để thuyết phục bạn thì có lẽ sự ra đời của chiếc Google Home vào tháng 10 vừa qua có thể coi là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy thị trường loa thông minh có thể trở thành một sân chơi khổng lồ trong những năm sắp tới. Samsung, Sony và LG đều đã trình bày các ý tưởng cạnh tranh tương tự; Apple và Microsoft tuy không cạnh tranh trực tiếp nhưng đều đang nghiên cứu hướng sắp xếp cho trợ lý ảo trở thành một phần tĩnh tích hợp trong ngôi nhà, thay thế cho trải nghiệm sử dụng không thực sự thuận tiện và tự nhiên trên điện thoại. Nếu như tầm nhìn "trợ lý ảo gắn với ngôi nhà" này trở thành hiện thực, các lĩnh vực smarthome, Internet of Things, AI và điện toán đám mây đều sẽ nhận được những cú hích khổng lồ về nhu cầu, mở màn cho một tương lai thông minh hơn của loài người.
Tính cho đến tận thời điểm này, smarthome nói riêng và IoT nói chung vẫn chỉ là những lời hứa chưa thực sự trở thành hiện thực. Thật may mắn, các ông lớn đang nỗ lực thay đổi điều này theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên và dễ thấy nhất vẫn là tham vọng mang trợ lý ảo trở thành trung tâm của ngôi nhà thông – không phải vô cớ mà Google chọn tên gọi "Home" cho sản phẩm cạnh tranh với Amazon Echo. Đại địch thủ của Google là Microsoft lại muốn dùng phần mềm đối chọi với phần cứng: tính năng HomeHub sắp được tích hợp vào Windows 10 sẽ biến chiếc PC của bạn trở thành một bộ smarthome hub thực thụ để điều khiển toàn bộ căn nhà. Cần phải chỉ ra rằng, bất kể phần "vỏ" là Echo, Pixel hay Windows 10 thì về bản chất cuộc đấu giữa 3 ông lớn này sẽ là cuộc đấu của một quản gia ảo thông minh: Alexa, Google Assistant và Cortana.
Tính cho đến tận thời điểm này, smarthome nói riêng và IoT nói chung vẫn chỉ là những lời hứa chưa thực sự trở thành hiện thực. Thật may mắn, các ông lớn đang nỗ lực thay đổi điều này theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên và dễ thấy nhất vẫn là tham vọng mang trợ lý ảo trở thành trung tâm của ngôi nhà thông – không phải vô cớ mà Google chọn tên gọi "Home" cho sản phẩm cạnh tranh với Amazon Echo. Đại địch thủ của Google là Microsoft lại muốn dùng phần mềm đối chọi với phần cứng: tính năng HomeHub sắp được tích hợp vào Windows 10 sẽ biến chiếc PC của bạn trở thành một bộ smarthome hub thực thụ để điều khiển toàn bộ căn nhà. Cần phải chỉ ra rằng, bất kể phần "vỏ" là Echo, Pixel hay Windows 10 thì về bản chất cuộc đấu giữa 3 ông lớn này sẽ là cuộc đấu của một quản gia ảo thông minh: Alexa, Google Assistant và Cortana.
Ngoại trừ những thành công của Amazon Echo thì thị trường phần cứng hi-tech trong năm nay gần như ảm đạm một cách toàn diện. Tính đến hết quý 3 vừa qua, thị trường tablet đã chứng kiến quý suy thoái thứ 8 liên tiếp. PC cũng chẳng khá khẩm hơn: theo tuyên bố của Gartner, thị trường PC toàn cầu trong năm 2016 đã chạm đáy và trong năm sau khó có thể giảm hơn.
Trong khi tablet và PC đều là chuyện của ngày hôm qua, "cái chết" chớp nhoáng của smartwatch mới là thật sự đáng buồn. Bất chấp sự ra mắt của những sản phẩm đình đám và hoàn thiện như Apple Watch series 2 và Galaxy Gear S3, năm 2016 đã trở thành năm đầu tiên chứng kiến doanh số smartwatch trên toàn cầu sụt giảm. Riêng trong quý vừa rồi, con số sụt giảm đã đạt tới mức... 52%.
Khó khăn lớn nhất của các nhà sản xuất là ở chỗ smartwatch giờ vẫn chưa có mục đích tồn tại rõ ràng như vòng đeo luyện tập nhưng lại có giá thành đắt đỏ hơn rất nhiều. Cuối tháng 11, công ty smartwatch tiên phong Pebble được bán cho nhà sản xuất vòng đeo thể thao Fitbit với giá chỉ 40 triệu USD. Lenovo công bố sẽ tạm ngừng phát triển smartwatch trong một thời gian còn doanh số Apple Watch hiện tại vẫn chưa đủ tốt để Tim Cook hé lộ. Chắc chắn, năm 2017 sẽ còn khó khăn hơn nhiều với các nhà sản xuất smartwatch.
Trong năm nay, khái niệm "thực tại ảo" đã bắt đầu hành trình đi vào cuộc sống của người tiêu dùng với sự kiện phát hành chính thức của HTC Vive (tháng 4) và Oculus Rift (tháng 11). Với nhu cầu phân giải và sức mạnh tính toán cao hơn trước, VR có thể coi là tác nhân chính buộc các hãng GPU phải thực hiện các bước nhảy vọt về hiệu năng và giá thành cho card đồ họa. Câu trả lời được NVIDIA và AMD đưa ra là GTX 1080 và RX 480, những chiếc card có mức độ cải thiện hiệu năng so với thế hệ cũ cao một cách bất thường: nếu chỉ tính riêng VR, mức độ cải thiện hiệu năng của GTX 1080 lên tới 200% so với Titan X, tất cả ở mức giá khởi điểm chỉ 600 USD. Rõ ràng, các thế lực đồ họa đang mang tham vọng phổ cập VR tới tay đông đảo game thủ trên toàn cầu.
PC không phải là lãnh địa duy nhất chứng kiến sự xâm lăng của binh đoàn VR. Tháng 10 vừa qua, Sony đã chính thức hoàn thiện dự án Morpheus dưới tên gọi PS VR. Microsoft dù chưa có câu trả lời trên Xbox One nhưng cho đến nay vẫn là tên tuổi độc tôn của lĩnh vực AR (thực tại tăng cường) nhờ bộ kính HoloLens. Song, có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là những nỗ lực mang VR đến tay tất cả mọi người. Tại sự kiện ra mắt Galaxy S7 vào đầu năm, Samsung lựa chọn chiếc kính Gear VR làm trọng tâm chính cùng với màn phát biểu ấn tượng của Mark Zuckerberg. Vài tháng sau, ông trùm mạng xã hội bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng này thông qua một phiên bản Facebook kỳ dị kết hợp giữa khung cảnh đời thực và các avatar 2D của con người. Cũng gần thời điểm này, Google từ bỏ giai đoạn thử nghiệm với Cardboard và chính thức tham gia vào cuộc chơi VR một cách nghiêm túc với bộ kính DayDream được ra mắt cùng ngày với chiếc smartphone Pixel và loa thông minh Home.
Đây có lẽ là bức ảnh đại diện cho năm 2016.
Theo Trí Thức Trẻ