Nhìn lại lời hứa 50 tỷ USD của CEO SoftBank Masayoshi Son với tổng thống Donald Trump sau 3 năm: Hơn nửa tiền rót vào WeWork và Uber
Vào ngày 6/12/2016, Masayoshi Son đã đứng trong sảnh của tháp Trump và đưa ra "những hứa hẹn đầy hấp dẫn" về số tiền đầu tư và cơ hội việc làm cho người dân tại Mỹ.
Ba năm trước tại Tháp Trump ở Manhattan, hai tỷ phú đã đứng trước giới truyền thông và đưa ra những lời hứa lớn. Một vị là Donald Trump, người chỉ vài tuần trước đó trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Người còn lại là Masayoshi Son, tỷ phú sáng lập và CEO của SoftBank Nhật Bản đồng thời là giám đốc điều hành Quỹ Tầm nhìn.
Trong thời gian vận động tranh cử, tỷ phú Donald Trump đưa ra lời hứa sẽ đưa những công việc trở lại Mỹ và các công ty từ Alibaba đến Amazon cam kết thực hiện phần trách nhiệm của họ. Ở thời điểm này, Masayoshi Son đang sở hữu công ty viễn thông khổng lồ Sprint cùng liên kết với T-Mobile.
Vào ngày 6/12/2016, tổng thống Trump nói: "Thưa quý vị, đây là ông Masayoshi Son của SoftBank Nhật Bản và ông vừa đồng ý đầu tư 50 tỷ đô la vào Hoa Kỳ và tạo ra 50.000 việc làm". Lời hứa đó sẽ được hoàn thành sau bốn năm, thời gian trùng khớp với nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Ở thời điểm hiện tại, đã ba năm sau ngày tuyên bố, Masayoshi Son đã gần chạm mốc 50 tỷ USD, sớm hơn một năm so với dự kiến. Người phát ngôn của SoftBank cho biết Quỹ Tầm nhìn và các phương tiện SoftBank khác đã rót 47 tỷ đô la vào nền kinh tế Hoa Kỳ bằng cách đầu tư vào hàng chục công ty (từ Silicon Alley như ứng dụng nhắn tin Slack đến dịch vụ chuyển phát thực phẩm DoorDash). Và gần một nửa số tiền trị giá 18,5 tỷ đô la đã được chuyển đến công ty khởi nghiệp WeWork và kiếm được khoản tiền vô cùng lớn. Ngoài ra, SoftBank đã chi một khoản khá lớn cho Uber, đầu tư khoảng 9 tỷ đô la vào đầu năm 2018.
Nhưng liệu tất cả số tiền đó đã chuyển thành 50.000 việc làm như đã hứa thì rất khó để xác định. SoftBank sẽ không cung cấp ước tính về số lượng công việc mà họ đã tạo ra ở Hoa Kỳ kể từ khi cam kết. Bởi phần lớn các khoản đầu tư của Quỹ tầm nhìn đã chuyển sang các công ty tư nhân và dữ liệu công khai không có sẵn. Điều đó khiến cho Masayoshi Son khó có thể chịu trách nhiệm về lời hứa của mình.
Masayoshi Son vốn ưa thích công nghệ hiện đại như robot và trí tuệ nhân tạo, và các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực đó có xu hướng nhỏ. Ngoại trừ Uber, với hơn 13.000 nhân viên Hoa Kỳ, hàng chục công ty trong danh mục đầu tư của Quỹ tầm nhìn chỉ tuyển một vài trăm người. Forbes đã tiếp cận với hơn 50 công ty trong danh mục đầu tư được SoftBank hỗ trợ có trụ sở tại Hoa Kỳ hoặc có sự hiện diện của Hoa Kỳ để theo dõi sử tăng trưởng việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp từ chối bình luận. Số còn lại đồng ý trả lời và họ nói rằng doanh nghiệp chỉ tăng lợi nhuận.
Petuum, một công ty trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Pennsylvania, cho biết họ đã bổ sung 120 nhân viên vào lực lượng lao động của mình sau khi SoftBank đầu tư vào tháng 10 năm 2017. Ngân hàng OakNorth có trụ sở tại Anh đã sử dụng tiền của SoftBank để giúp mở rộng lực lượng lao động trên toàn cầu lên 750, nhưng chỉ tăng số lượng nhân viên Mỹ từ 4 đến 23 người.
Năm 2018, tổng thống Trump đã tuyên bố tại một buổi lễ vào tháng 6 năm 2018 tại Wisconsin: "Cho đến giờ, 50 tỉ đô la của Masayoshi Son đã trở thành 72 tỷ đô la, nhưng ông vẫn chưa hoàn thành được lời hứa".
Một động thái gần đây đó là việc cắt giảm nguồn nhân lực của các doanh nghiệp có danh mục vốn đầu tư lớn của SoftBank. WeWork đã công bố kế hoạch vào tháng 11 với dự tính sa thải 4.000 nhân viên trên toàn cầu sau khi bãi bỏ nhà đồng sáng lập và CEO, Adam Neumann. Uber đã sa thải hơn 1.000 nhân viên kể từ tháng 7, phần lớn tại Hoa Kỳ. Vào tháng 10, Fair, một công ty cho thuê xe hơi, đã cắt giảm 40% lực lượng lao động (khoảng 200 nhân viên). Công ty xây dựng Katerra đã sa thải hàng trăm nhân viên của mình và gần đây đã đóng cửa một nhà máy ở Arizona.
Một trong những công ty có khoản đầu tư lớn nhất của SoftBank, Sprint, đã báo cáo số lượng đầu tư xấp xỉ 30.000 nhân viên kể từ năm 2016. Tuy nhiên, giống như một số khoản đặt cược lớn khác của Quỹ tầm nhìn, doanh nghiệp cũng có nguy cơ cắt giảm việc làm vào thời điểm sáp nhập với T-Mobile.
Dưới lực phải tạo ra lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp như Uber, WeWork đến hội chợ khởi nghiệp cho thuê xe trực tuyến đã sa thải hàng ngàn nhân viên trong những tháng gần đây để ngăn những tổn thất.
Masayoshi Son còn một năm còn lại để hoàn thành lời hứa mà ông đã thực hiện tại tháp Trump. Cả thế giới vẫn đang mong đợi những động thái và hành động tiếp theo của ông. Và liệu lời hứa đó có trở thành hiện thực hay không vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.