Sinh viên Harvard làm được những gì từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường?

23/09/2014 14:00 PM |

Mới đang là sinh viên năm nhất, năm hai nhưng nhiều bạn trẻ Harvard đã sáng tạo và thực hiện nhiều đóng góp cho hàng nghìn, hàng triệu người.

Năm nay, Đại học Harvard, ngôi trường đại học lừng danh thế giới, chỉ nhận vào 5,9% tổng số thí sinh nộp hồ sơ. Học kỳ mới chỉ bắt đầu nhưng các sinh viên Harvard đã nghiên cứu, học tập rất chăm chỉ, tạo nên những đột phá trong nghiên cứu chữa trị ung thư, tiến hành các start-up sáng tạo và góp phần tạo nên một cộng đồng tốt hơn ở Harvard.

Điểm qua tám gương mặt nổi bật nhất dưới đây, chắc hẳn bạn sẽ phải "sốc" trước những gì họ làm được.

1. Shree Bose (năm tốt nghiệp 2016): Start-up dạy trẻ em dùng máy tính bằng cách tự lắp ráp

Shree Bose runs a startup that teaches kids about computers by having them build some.

Shree Bose là đồng sáng lập nên start-up mang tên Piper, chuyên dạy trẻ em dùng máy tính. Trong đó các em được tận tay thực hành, học lập trình và tự mình lắp ráp máy tính. Công ty đã duy trì được chín tháng, vừa được một chương trình tại Thung Lũng Silicon nhận hỗ trợ. Phần lớn đội start-up đều đã sang đó làm việc toàn thời gian nhưng Bose vẫn tiếp tục đi học và đang lên kế hoạch gây thêm vốn.

Ngoài ra, cô gái trẻ này còn nghiên cứu về protein AMP kinase và phản ứng của nó với thuốc điều trị ung thư Cisplatin. Cô nhận thấy rằng khi ức chế AMP kinsae, Cisplatin bắt đầu phá hủy các tế bào ung thư. Phát hiện này đã mang lại cho Bose giải nhất tại hội chợ Khoa Học Google và lời khen ngợi từ tổng thống Barack Obama.

Bose mong rằng sau khi tốt nghiệp cô sẽ được làm gì đó liên quan tới y học và khoa học.

2. Eric Chen (năm tốt nghiệp 2018): Tìm ra loại thuốc mới điều trị cúm

Eric Chen discovered a new type of drug to treat the flu.

Dự án đoạt giải thưởng Intel Science Talent Search (Tìm Kiếm Tài Năng Khoa Học Intel) trị giá 100.000 USD của Chen xoay quanh việc tìm kiếm các hợp chất có khả năng ngăn chặn endonuclease, một loại enzyme mà virus cảm cúm cần có để lây lan. Nghiên cứu của cậu đã giúp tìm ra những loại thuốc hiệu quả hơn trong việc điều trị cảm cúm. 

Chen bắt đầu quan tâm tới nghiên cứu điều trị cảm cúm từ năm 2009 khi dịch cúm H1N1 bùng phát. Cậu đang bắt đầu học kỳ đầu tiên ở Harvard và mong muốn mai sau được làm việc tại một học viện hoặc doanh nghiệp xã hội.

3. Bernadette Lim (năm tốt nghiệp 2016): Giúp nữ sinh trung học tự tin hơn

Bernadette Lim started a non-profit to foster positive self-image in high school girls.

Tổ chức phi lợi nhuận do Lim thành lập mang tên Women SPEAK khích lệ các cô gái trung học trở thành những nhà lãnh đạo tự tin, khỏe mạnh và thách thức những định kiến xã hội về phụ nữ. Mùa hè vừa rồi, Women SPEAK đã thu hút sự chú ý của Chelsea Clinton, con gái cục tổng thống Mỹ Bill Cliton và ngôi sao Jessica Alba tổ chức Hội Nghị Cao Cấp Các Nữ Lãnh Đạo tại Los Angeles.

Lim còn là chủ bút và biên tập của Báo cáo năm 2014 - 2015 về Địa vị của nữ giới tại Boston. Cô còn là nhà nghiên cứu chính của dự án SHE, cung cấp các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt cho hơn 6.000 ngôi trường tại Kenya, giúp các học sinh nữ ở quốc gia châu Phi này không phải nghỉ học mỗi khi "đèn đỏ".

Lim mong ước theo đuổi ngành y và giúp các vấn đề sức khỏe của phụ nữ được quan tâm nhiều hơn.

4. Kieran O'Reilly (tốt nghiệp 2017) và Rory O'Reilly (tốt nghiệp 2016): Trang web chuyển video YouTube thành file GIF

Kieran OReilly and Rory OReilly invented a site that turns YouTube videos into GIFs.
Đầu năm nay, hai anh em đã cho ra đời trang GifYoutube để chuyển đổi video trên Youtube thành file GIF một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần vào trang này, chèn đường link URL của Youtube, sau cú click chuột chỉ cần chờ đợi trong giây lát; hoặc chỉ cần gõ thêm chữ "gif" vào sau "www." và trước "youtube.com" là được.

Hơn 65 triệu người đã sử dụng trang web này, trong đó có cả tỉ phú Richard Branson, chuyên gia huấn luyện chó Cesar Millan và nhóm hacker Anonymous. Tuy vẫn đang học tại Harvard nhưng hai anh em O'Reilly đang chuẩn bị cho một năm ngắt quãng (gap year) để tới gặp gỡ các nhà đầu tư và phát triển trang web tại Thung Lũng Silicon.

5. John McCallum và Brooke Nowakowski (năm tốt nghiệp 2016): Phát minh "Bình Xịt Làm Bánh" 

John McCallum and Brooke Nowakowski invented microwavable Spray Cake in a can.
 
Trong một giờ học Khoa học và Nấu ăn, cậu sinh viên năm nhất McCallum chợt nảy ra ý tưởng làm bánh từ một loại bình xịt đặc biệt. McCallum cùng người bạn Brooke Nowakowski đã biến nhà bếp ký túc xá thành "phòng thí nghiệm" và cuối cùng đã chế biến được một hỗn hợp nguyên liệu làm bánh, chỉ cần xịt ra từ bình rồi bỏ vào lò vi sóng, chưa đầy một phút đã có ngay những chiếc bánh thơm ngon không thua gì cách làm truyền thống

Phát minh này tên là Spray Cake, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể và đồng thời cũng mang lại cho hai người bạn giải thưởng 10.000 USD trong cuộc thi Harvard College Innovation Challenge (Thách Thức Sáng Tạo Harvard ) năm vừa rồi. McCallum hy vọng sản phẩm này sẽ được đưa vào bán chạy trong vòng tám đến mười tháng tới.

6. Kimiko Matsuda-Lawrence (năm tốt nghiệp 2016): Đối thoại quốc gia về bình đẳng dân tộc

Kimiko Matsuda-Lawrence opened up a national dialogue about racial equality.
 
Vở kịch "Tôi cũng là sinh viên Harvard" ( I, Too, Am Harvard ) của Kimiko Matsuda-Lawrence đã trở thành một chiến dịch nổi tiếng trên Internet, tại đây các sinh viên dân tộc thiểu số ở Hoa Kỳ sẽ có cơ hội nói lên trải nghiệm của mình khi bị phân biệt, xa lánh trong trường học. Chiến dịch này được hơn 30 trường đại học trên toàn cầu hưởng ứng, trong đó có cả trường Oxford, UC – Berkeley, McGill và Cambridge, được báo The New York Times và công ty truyền thông quốc tế Al Jazeera hỗ trợ.

7. Angela Zhang (năm tốt nghiệp 2016): Giúp học sinh trung học theo đuổi đam mê khoa học

 

Angela Zhang started a non-profit that gives high school students the resources to pursue their interests in science.
 
Từ khi còn là học sinh trung học, Angela Zhang đã giành được giải nhất 100.000 USD trong cuộc thi Siemens Competition về Toán học, Khoa học & Công nghệ bằng nghiên cứu về một hệ thống hạt nano có khả năng chữa ung thư. Giờ đã là sinh viên năm nhất, cô bạn lại tiếp tục làm nghiên cứu nhưng lại đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển tổ chức phi lợi nhuận của mình, đó là Labs on Wheels (Tạm dịch: Phòng thí nghiệm di động).

Labs on Wheels đã hoạt động được hai năm, cung cấp cho các học sinh trung học thiết bị, cơ sở vật chất để làm những nghiên cứu và thí nghiệm khoa học mà các em muốn. Zhang thu thập thiết bị thí nghiệm từ các trường đại học và công ty công nghệ sinh học rồi quyên tặng cho các trường trung học trong vùng. Cô bạn này còn đang phát triển một website nơi giáo viên trên cả nước có thể chia sẻ và mượn thiết bị, chương trình giảng dạy cho các giáo viên và học sinh khác.

Labs on Wheels giúp Zhang dành được giải nhất cuộc thi Sáng Tạo Kinh Doanh Dành Cho Nữ Sinh năm 2013 của Đại học Harvard.

8. Gabriel Guimaraes (năm tốt nghiệp 2017): Dịch tài liệu học online sang tiếng Bồ Đào Nha

Gabriel Guimaraes is a computer science wiz who translates online course materials into Portuguese.
 
Là một học sinh người Brazil, hồi còn đi du học ở Đức, Gabriel Guimaraes đã một lần truy cập vào CS50 - lớp học khoa học máy tính trực tuyến Harvard tạo nên dành cho tất cả mọi người trên thế giới. Khóa học sử dụng những bài giảng và bài tập giúp người học suy nghĩ có phương pháp và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Guimaraes, một học sinh vốn rất thông thạo tiếng Anh, thấy chương trình vô cùng cuốn hút và cậu đã hoàn thành ngay trong ba tuần. Guimaraes cũng muốn cộng đồng nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn thế giới được tiếp cận với nguồn tài liệu học hữu ích này, cậu liền liên lạc với giáo sư phụ trách trong trường Harvard và bắt đầu quá trình biên dịch.

CS50 nay đã có phiên bản tiếng Bồ Đào Nha, là nơi mà các học viên Brazil có thể đăng tải bài tập, xem điểm và tìm sự trợ giúp. Nhiều học giả còn lên lớp trực tuyến giảng miễn phí cho hơn 160 sinh viên và đăng tải bài giảng đã được quay hoặc ghi âm lên website.

Guimaraes dự định hoàn thành chương trình học ở Harvard sau bốn năm, giành cả bằng cử nhân lẫn thạc sĩ về khoa học máy tính.

>> 14 việc 'khó nhằn' hơn cả vào Harvard

Thuỳ An

Thùy An

Cùng chuyên mục
XEM