Nữ doanh nhân Mỹ xinh đẹp phát hiện 'khối u' của Burberry (1)
08/07/2013 08:30 AM
|
Thị trấn New Palestine, bang Indiana, Mỹ, dân số khoảng 2000 người, nằm cách xa hoàn toàn với các thánh địa thời trang như London, Paris, Milan hay New York. Nhưng chính tại nơi đây, trong một căn nhà chật chội, Angela Ahrendts đã khởi đầu sự nghiệp thời trang của mình từ một chiếc tủ dưới gầm cầu thang.
Trong vai trò hiện tại là CEO của Burberry, cô là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong thế giới các thương hiệu xa xỉ - và là một trong những vị sếp có thu nhập hậu hĩnh nhất ở Anh.
"Luôn luôn là thời trang"
Angela là người biết chính xác những gì mình sẽ làm ngay từ khi mới lớn. "Nếu đọc học bạ thời trung học của tôi, bạn sẽ thấy ở tuổi 16, tôi đã biết được chính xác những gì mình sẽ làm. Luôn luôn là thời trang", cô nói.
Angela từng theo học đại học Ball State University của bang Indiana để trở thành một nhà thiết kế, nhưng cô đã nhanh chóng nhận ra mình thiếu khả năng thiết kế thiên bẩm như các bạn đồng môn. Thứ mà cô có là 'những ý tưởng kiên định về mọi thứ mình sẽ làm'. Một vị giáo sư đã ngồi lại với Angela và nói rằng cô có khả năng của một doanh nhân ngành thời trang.
Tham vọng của Angela đã rõ ràng ngay từ đầu.
Một ngày sau lễ tốt nghiệp, Angela lên máy bay đến New York để gõ cửa công ty Seventh Avenue ở Manhattan.
Năm đó Angela mới 17 tuổi. Cô sống trong một căn hộ nhỏ, làm việc chăm chỉ 80 tiếng mỗi tuần và tạo dựng sự nghiệp thời trang của mình tại Donna Karan và Liz Claiborne - công ty thuộc sở hữu của Juicy Couture.
Angela đã gặp lại và yêu người bạn học tiểu học Grey Ahrendts khi anh chuyển đến New York. Họ kết hôn và có với nhau 3 người con.
Khi Ahrendts đã có một cuộc sống ổn định thì Rose Marie Bravo, cựu CEO của Burbery, đã gọi điện cho cô. Ông hỏi liệu cô có muốn thử sức với thương hiệu thời trang 156 năm tuổi của Anh Quốc.
"Không, không, không", Ahrendts từ chối ngay lập tức. "Tôi đã có nhà cửa ổn định, 3 đứa con và một con cún cưng nữa", cô trả lời trong cuộc phỏng vấn với chương trình chatshow Mỹ của Charlie Rose.
"Tôi thậm chí còn không gặp Rose sau cuộc điện thoại đầu tiên. Tôi đã có một công việc tuyệt vời nhất ở Seventh Avenue. Tôi thật sự không nghĩ là cuộc sống lại có thể tốt đẹp hơn thế. Thật bình yên và hạnh phúc", Ahrendts kể lại.
Angela Ahrendts và Christopher Bailey.
Nhưng Bravo vẫn kiên trì gọi điện thoại đến thuyết phục Ahrendts. Ahrendts đã đến gặp Christopher Bailey, nhà thiết kế của Burberry. "Chúng tôi đã ăn trưa cùng nhau suốt 3 tiếng rưỡi ngày hôm đó. Tôi tôn trọng Bailey, anh là một người rất đặc biệt", Ahrendts kể lại.
Bailey đã làm việc cùng Ahrendts tại Donna Karen. Anh từng nói trên tờ Wall Street Journal năm 2010 rằng: "Đó là một sự sắp đặt kỳ lạ của số phận với Ahrendts và tôi đã linh cảm thấy điều đó. Tôi đã biết là cuộc gặp đó sẽ là một thời khắc quan trọng trong cuộc đời mình và đúng là như vậy".
Ahrendts lúc đó vẫn không chắc chắn về chuyến đi rất dài của đời mình vượt qua Đại Tây Dương khi mà cô đã ở độ tuổi bên kia sườn dốc. "Tôi đã phải bán nhà, chuyển trường cho các con. Đây phải là một quyết định đúng đắn".
'Khối u' ở Burberry
Ahrendts bị thuyết phục bởi nền tảng lịch sử phát triển của Burbery. Hãng thời trang này được thành lập bởi Thomas Burberry, chuyên cung cấp áo khoác trench coat cho quân đội trong chiến tranh thế giới thứ nhất và trang phục Ernest Shackleton cho vùng Nam Cực.
Tuy nhiên ngay ngày đầu làm việc ở London, cô đã nhận ra ngay vấn đề, rằng đội ngũ điều hành còn lại của Burbery chẳng còn ai dành tình yêu và đam mê đối với thương hiệu này nữa.
"Họ đi trong thời tiết ám xịt và ẩm ướt đúng kiểu ở Anh, nhưng chẳng ai trong số hơn 60 con người đó mặc lấy một chiếc áo khoác trench coat Burbery, chắc chắn nhiều người họ có sở hữu chúng", cô trả lời trong một bài báo trên Harvard Business Review.
"Nếu người đứng đầu công ty không mua sản phẩm của chính công ty, thậm chí mức giá còn được chiết khấu cao, thì làm sao chúng ta hi vọng khách hàng chịu trả tiền để mua chúng?".
Cựu diễn viên Danniella Westbrook vận cả 'cây' Burberry.
Justine Picardie, tổng biên tập của tờ Harper's Bazaar ở Anh, nói rằng Ahrendts đã sớm phát hiện ra vấn đề của Burberry, khi bị gắn với những hình tượng kiểu cựu diễn viên Danniella Westbrook. Cô diễn viên này nghiện cocaine mãn tính và ăn vận từ đầu đến chân bằng đồ của Burbery, thậm chí con gái của cô này cũng mặc đồ Burbery. Chưa hết, Burbery còn được biết đến như trang phục được những kẻ quá khích và hooligan bóng đá lựa chọn.
"Burbery đã trở thành hình ảnh gắn liền với thị trường cấp thấp", Picardie nói. "Nó từng bị gắn với hình ảnh rẻ tiền nhất trong các loại thời trang rách rưới đáng bị bỏ đi. Chính Ahrendts và Christopher Bailey đã đưa Burberry trở lại với biểu tượng di sản nguyên bản của mình".
Đưa thương hiệu trở lại từ bờ vực thẳm là một việc khó khăn và tốn kém khi mà Burberry đã bán đến 23 giấy phép, cho phép các doanh nghiệp khác dùng hình ảnh của Burbery gắn lên mọi thứ, thậm chí là miếng lót dùng 1 lần cho những con cún.
Xem kỳ sau: Giải cứu Burberry
Thùy Phương
Theo Guardian
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!