Doanh nhân Nga SeABank - Nữ soái gây đột biến (1)

02/12/2013 14:36 PM |

Là một người đã kinh qua vị trí quan trọng ở ngân hàng, lại nắm nhiều tập đoàn đầu tư, thương mại, giải trí… bà Nguyễn Thị Nga từng đưa SeABank bước vào một giai đoạn phát triển mạnh…

Nội dung nổi bật:

- Doanh nhân Nguyễn Thị Nga, bà chủ BRG: BRG là một tập đoàn sở hữu cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sân golf , khách sạn sang trọng. Các đơn vị thành viên: SeABank, sân golf quốc tế Đảo Vua - Kings’ Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng), Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn,...

- Lột xác: Dưới thời Chủ tịch Nguyễn Thị Nga, SeABank đã có sự lột xác hoàn toàn về quy mô, lợi nhuận, so với thời Chủ tịch Hoàng Minh Tân. Lợi nhuận trước thuế liên tục tăng, từ mức 409 tỷ đồng năm 2007 đã tăng lên 534 tỷ đồng năm 2008, 600 tỷ đồng năm 2009 và đỉnh điểm là 828 tỷ đồng năm 2010. 

- Sa sút: 
Năm 2011, lợi nhuận của SeABank bất ngờ sụt giảm mạnh còn 157 tỷ đồng, từ mức đỉnh 828 tỷ đồng năm 2010. Năm 2012 mới thực sự chứng kiến sự sa sút về quy mô tổng tài sản, lợi nhuận của SeABank. Năm 2013 là thời điểm chấm dứt ràng buộc nắm giữ cổ phần SeABank của cổ đông nước ngoài Société Générale.



Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 19 năm phát triển để đạt được vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng và một mạng lưới 155 chi nhánh và điểm giao dịch. Thành công của nhà băng này - với một giai đoạn tăng trưởng đột biến - được nhiều người cho rằng chính là nhờ sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Nga trên vai trò lãnh đạo.

Cho dù, sự sa sút về lợi nhuận năm 2011 và 2012 trong bối cảnh nhiều nhà băng khác đang dần tăng tốc lại là một dấu hỏi với thị trường tài chính, và có thể khiến cổ đông không hài lòng, nhất là với những cổ đông chiến lược như Société Générale.

Từ Techcombank đến SeABank

Bà Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1955 tại Hà Nội) là cổ đông của Techcombank từ năm 2000, và được bầu vào Hội đồng Quản trị Techcombank năm 2002, giữ chức vụ Phó chủ tịch, rồi Phó chủ tịch thứ nhất ngân hàng này.

Sau vài năm làm Phó chủ tịch Techcombank, năm 2004, thông điệp trên báo cáo thường niên đã có sự xuất hiện của bà Nga trên vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank, thay ông Lê Kiên Thành.

Bên cạnh vai trò quan trọng trong Hội đồng Quản trị Techcombank, bà Nga còn làm Chủ tịch kiên Tổng giám đốc Công ty TNHH Thung lũng Vua, nơi vận hành sân golf quốc tế Đảo Vua, Đồng Mô, Hà Nội.

Đây cũng là nền tảng cho bà xây dựng BRG, một tập đoàn sở hữu cổ phần trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những sân golf “đỉnh cao”, sở hữu những khách sạn sang trọng”.

Nhắc đến tập đoàn BRG mà bà Nguyễn Thị Nga là người đứng đầu, nhiều người vẫn không khỏi ngưỡng mộ quy mô của nó, với các đơn vị thành viên: SeABank, sân golf quốc tế Đảo Vua - Kings’ Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng), Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn,...

Không chỉ vậy, bà Nga cũng là Chủ tịch Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2009, với đại diện phần vốn khá lớn tại công ty vốn trước đó có nhiều bất ổn trong việc cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng.

Với kinh nghiệm nhiều năm và nắm giữ cương vị cao nhất của một ngân hàng, việc bà chuyển qua làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch SeABank được xem là một sự kiện đáng chú ý khi ấy…

Năm 2007, báo cáo thường niên của SeABank đã bắt đầu có thông điệp của bà Nga với vai trò Chủ tịch: “Năm 2007 là một năm có nhiều chuyển biến với ngành tài chính ngân hàng nói chung và SeABank nói riêng. Sự biến động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự xuất hiện của các định thế tài chính nước ngoài, cũng như sự cạnh tranh bằng sản phẩn thay thế các tổ chức phi ngân hàng...”.

2007 là năm có SeABank có sự đột phá về quy mô cũng như hiệu quả kinh doanh. 

- Vốn điều lệ của nhà băng này đã tăng lên 3.000 tỷ đồng, từ mức 250 tỷ năm 2005 và 500 tỷ đồng năm 2006.

- Tổng tài sản của SeABank năm 2007 tăng lên 26.241 tỷ đồng, từ mức 6.125 tỷ đồng và 10.200 tỷ đồng năm 2005 và 2006.

- Lợi nhuận trước thuế thì tăng trưởng mạnh mẽ với mức lãi 408,75 tỷ đồng năm 2007, cao hơn con số 50,63 tỷ đồng và 136,88 tỷ đồng năm 2005 và 2006.

 

 

 

Rõ ràng, SeABank đã có sự lột xác hoàn toàn về quy mô, lợi nhuận dưới thời Chủ tịch Nguyễn Thị Nga, so với thời Chủ tịch Hoàng Minh Tân.

Bà Nga, với quyền lực Chủ tịch, lại nắm nhiều doanh nghiệp lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng vốn từ SeaBank đến những nơi có lợi nhất...

Hồi đó, đối tác chiến lược của SeABank đã có sự xuất hiện cái tên của hai ông lớn với Tổng Công ty Thông tin Di động (VMS - MobiFone) thuộc VNPT và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nhưng sự thay đổi mang tính bước ngoặt của SeABank chính là việc Société Générale (Pháp) trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank hồi năm 2008, và sau đó nắm giữ tới 20% cổ phần tại ngân hàng này.

Giai đoạn từ 2008-2010 dưới sự lèo lái của bà Nga, SeABank đã có sự tăng trưởng đột biến.

- Tổng tài sản khi đến năm 2010 đã lên tới trên 55 nghìn tỷ đồng.

- Vốn điều lệ của SeABank tăng thêm hơn 2.300 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế liên tục tăng, từ mức 409 tỷ đồng năm 2007 đã tăng lên 534 tỷ đồng năm 2008, 600 tỷ đồng năm 2009 và đỉnh điểm là 828 tỷ đồng năm 2010.

Nhưng bước sang năm 2011, lợi nhuận của SeABank bất ngờ sụt giảm mạnh còn 157 tỷ đồng, từ mức đỉnh 828 tỷ đồng năm 2010. 

Chưa dừng lại ở đó, năm 2012 mới thực sự chứng kiến sự sa sút về quy mô tổng tài sản, lợi nhuận của SeABank.

Và với một tổ chức tài chính quốc tế, 5 năm thường không phải là dài, nhưng cũng là một chu kỳ đầu tư mà họ cam kết nắm giữ cổ phần khi là đối tác chiến lược, nên việc thoái vốn như trường hợp ngân hàng OCBC (Oversea Chinese Banking Corporation Limited) “chia tay” Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là điều không có gì ngạc nhiên.

Ở trường hợp SeABank, khi 2013 là thời điểm ràng buộc nắm giữ cổ phần SeABank của Société Générale không còn, thì điều gì cũng có thể xảy ra.

Kỳ tới: “Mối tình” 5 năm SeABank - Société Générale?

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM