Doanh nhân 'Đường bia' và cách kinh doanh nhà khác lạ

28/11/2013 10:09 AM | Nhân vật

Ông Đường cho rằng, làm bất động sản điều quan trọng nhất vẫn là vị trí, vị trí và vị trí, với phương châm mong muốn làm được những gì tốt nhất cho mình và cũng như cho mọi người.

Nội dung nổi bật:

- Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường rời quân ngũ năm 1975, rồi đi chở bia thuê ở Hà Nội bôn ba mất 10 năm để rồi tự mình kinh doanh bia, sau đó xây dựng nhà máy sản xuất  malt hiện đại nhất Đông Nam Á khi đó với tổng trị giá tới 250 tỷ.

- Ông thường được mọi người với tên thân thiện “Đường bia, Đường malt”, nhưng giờ đây ông Đường lại đang tâm huyết với lĩnh vực kinh doanh mới là bất động sản. Các dự án bất động sản thành công của ông Đường gồm: tháp đôi Somerset Hòa Bình, chung cư cao cấp khu Vĩnh Phúc, Ba Đình và Hòa Bình Green City.

- Cách mà ông Đường làm dự án Hòa Bình Green City với nội thất cao cấp nhưng giá chỉ từ 26-29 triệu đồng/m2 mà không lỗ chính là ông vừa là ông chủ và cũng là tổng chỉ huy công trường, chỉ đạo xây dựng từ A đến Z. Theo ông nếu tự làm công tác xây lắp có thể tiết giảm được khoảng 30% tổng giá trị xây lắp.

- Theo triết lý kinh doanh của ông, nếu làm ăn với đối tác tỷ lệ là 50-50 thì ông chỉ nhận về mình 49, bởi ông cho rằng khi đối tác nhận hơn phần mình thì sẽ không bao gì xảy ra tranh chấp.



Ông rời quân ngũ năm 1975, rồi đi chở bia thuê ở Hà Nội bôn ba mất 10 năm để rồi tự mình kinh doanh bia, và sau đó xây dựng cho mình nhà máy sản xuất malt (nguyên liệu để sản xuất bia) hiện đại nhất Đông Nam Á khi đó với tổng trị giá tới 250 tỷ. Ông “Đường bia” xuất hiện từ đó.

Trải qua hơn 20 năm trên thương trường về kinh doanh bia, ông Nguyễn Hữu Đường, ông chủ của Hòa Bình Group đã được người nhiều người biết đến với sản phẩm bia của ông, rồi họ thường gọi ông với cái tên thân thiện là “Đường bia, Đường malt”, nhưng giờ đây ông Đường lại đang tâm huyết với lĩnh vực kinh doanh mới là bất động sản.

Ông được xem như là người giàu có khi là ông chủ và rất thành công với dự án đầu tay là tháp đôi Somerset Hòa Bình (106 Hoàng Quốc Việt, giá thuê căn hộ dịch vụ ở đây cao nhất nhì Hà Nội khoảng 87 triệu đồng mỗi tháng, doanh thu đem về cho đơn vị hàng tháng khoảng 130 tỷ -PV), chung cư cao cấp khu Vĩnh Phúc, Ba Đình, và nay là Hòa Bình Green City (505 Minh Khai).

Ông cho rằng, làm bất động sản điều quan trọng nhất vẫn là vị trí, vị trí và vị trí, với phương châm mong muốn làm được những gì tốt nhất cho mình và cũng như cho mọi người. Ông Đường chia sẻ, đầu tư BĐS phải có cái nhìn dài hơi, những năm trước là văn phòng và căn hộ để cho thuê nhưng nay mà đầu tư vào văn phòng thì “chết”, nên ông trọn vị trí 505 Minh Khai đầu tư vào nhà ở và TTTM.

Chia sẻ về đầu tư cho dự án Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai mà ông coi công trình như “kiệt tác”, bởi lẽ với phương châm “làm điều mình mơ ước cho người khác”, ông Đường  nói: “tôi làm căn hộ thật ở dự án này còn đẹp hơn căn nhà mẫu hiện tại.”

Doanh nhân “Đường bia” và cách kinh doanh nhà khác lạ (1)
Ông Đường muốn biến Hòa Bình Green City thành "kiệt tác"

Lời giải thích được đưa ra là đầu tư thêm tiền cho một số hạng mục như thay máy điều hòa đắt tiền hơn 30%, dùng kính hộp cách âm cách nhiệt 350.000đ/m dài đắt gấp 4 lần kính thông thường, mạ vàng tay vịn lan can căn hộ mỗi mét dài mất 1 chỉ vàng,…

Ông Đường cũng chia sẻ thêm, mỗi lần ông đi công tác ông đều sử dụng phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao trở lên, điều này không phải là để “đốt tiền” mà ông cho rằng mỗi lần sử dụng các sản phẩm cao cấp mình sẽ học rất nhiều từ họ như cách thiết kế, bố trí căn phòng, các vật dụng cao cấp được sử dụng trong nhà, các tiện ích,…để từ đó bổ sung cho dự án mình làm.

Khi được hỏi, giá bán căn hộ chỉ 26-29 triệu đồng/m2 (chưa VAT, đã đầy đủ nội thất sang trọng), và chi phí ban đầu lớn như vậy liệu công ty có lỗ? Ông Đường cho rằng, tất nhiên với giá bán hiện nay thì ông không lỗ. “Đối với tôi, khẳng định làm dự án là không lỗ nhưng với người khác mà làm dự án giống như Hòa Bình Green City đang làm, bán với giá mà tôi đang bán (20,5 triệu đồng/m2 gói cơ bản, 26-29 triệu đồng/m2 có nội thất, giá chưa có VAT –PV) thì chắc chắn là lỗ.” ông Đường nói.

Vậy đâu là lý do khiến ông tự tin như vậy? Theo cách mà ông Đường làm, thì ông vừa là ông chủ và cũng là tổng chỉ huy công trường, chỉ đạo xây dựng từ A đến Z. Ông tiết lộ, ở dự án khác, chủ đầu tư khác phải thuê nhà thầu khác như Delta, Hòa Bình, hay Coteccons,…phí quản lý thường từ 12-14%, lãi định mức khoảng 7-10%. Như vậy, chi phí mất khoảng 20% tổng giá trị xây lắp. Còn ông thì tiết kiệm được chi phí này. Hơn nữa, nguyên vật liệu cũng tự mình mua, cũng tiết kiệm khoảng 10%”.

Như vậy, theo ông chủ dự án Hòa Bình Green City thì nếu tự làm công tác xây lắp có thể tiết giảm được khoảng 30% tổng giá trị xây lắp. Ngoài ra, khâu quản lý tòa nhà cũng tự quản lý, chứ không thuê công ty bên ngoài. Về kinh doanh TTTM tại Hòa Bình Green City, ông Đường tiết lộ sẽ không có chỗ cho “hàng ngoại” mà sẽ là các sản phẩm hàng Việt chất lượng cao.

Vấn đề tranh chấp ở hầu hết các dự án hiện nay khiến không ít ông chủ đau đầu nhưng ông “Đường bia” lại có cách làm khác mà theo ông sẽ không bao giờ xảy ra tranh chấp. Theo triết lý kinh doanh của ông, nếu làm ăn với đối tác tỷ lệ là 50-50 thì ông chỉ nhận về mình 49, bởi ông cho rằng khi đối tác nhận hơn phần mình thì sẽ không bao gì xảy ra tranh chấp.

Còn về làm nhà ở, căn nhà thật tốt hơn căn nhà mẫu, nếu thu về 10 đồng nhưng tôi lại bớt lại cho khách 1 đồng, như vậy sẽ không có tranh chấp. Với công nhân ông miễn phí tiền thuê nhà, khi vượt tiến độ thì được thưởng, nhưng không được gian dối. Kỹ sư nghiệm thu sản phẩm cho công nhân không được thiếu mà được phép du di hơn một chút…Ông Đường kết lại “không ai lấy ơn báo oán bao giờ”. Đó cũng là triết lý kinh doanh mà ông theo đuổi nhiều năm nay.

Theo Kiều Thuật

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM