Đế chế kinh doanh của con trai cả Chu Vĩnh Khang

02/04/2014 14:11 PM | Nhân vật

Tờ Wall Street Journal vừa có bài báo phỏng vấn mẹ vợ của Chu Bân - con trai cả của Chu Vĩnh Khang.

Nội dung nổi bật:

- Chu Bân – con trai của Chu Vĩnh Khang, kết hôn với Fiona Huang Wan - một công dân Mỹ gốc Hoa vào khoảng những năm 1990. 

- Chu Bân và mẹ vợ là một trong những cổ đông lớn nhất và cũng nằm trong hội đồng quản trị công ty công nghệ năng lượng Beijing Sun Rising Energy Technology Co. Nhờ quyền lực của bố, công ty Sun Rising của Chu Bân có được nhiều hợp đồng cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho các trạm xăng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc trên toàn quốc.

- Huang - vợ Chu Bân rót tiền vào ngành truyền thông. Là nhà sản xuất truyền hình, Huang chọn những chủ đề ăn khớp với những hoạt động chính trị của bố chồng. 

- Ngoài Sun Rising, mẹ vợ của Chu Bân còn là cổ đông lớn của khoảng hơn chục công ty. Bà Zhan tiết lộ đối tác của gia đình còn có Mi Xiaodong (bạn học ở Chu Bân ở Trung Quốc) và tỷ phú Wu Bing. 



Theo Wall Street Journal, con trai Chu Bân cùng với người thân và bạn bè của Chu Vĩnh Khang không chỉ có mối liên hệ chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) mà còn hoạt động trong các ngành dầu khí, đầu tư và truyền thông ở ít nhất 3 tỉnh thành. 

Cho tới khi nghỉ hưu vào cuối năm 2012, Chu Vĩnh Khang vẫn là một trong số 9 người có ghế trong Ban Thường vụ Bộ chính trị - cơ quan quyền lực nhất ở Trung Quốc. Được giao phụ trách lĩnh vực an ninh nội địa, Chu Vĩnh Khang đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng như gìn giữ an ninh đường phố, chống khủng bố tại các sự kiện như Olympic Bắc Kinh 2008 và phụ trách cả những phần tử phản động chính trị. Ở Mỹ, vị trí này tương đương với quản lý FBI, lực lượng cảnh sát, tòa án, cơ quan thi hành án và cả nhà tù.  

Chu Bân – con trai của Chu Vĩnh Khang – năm nay 42 tuổi. Chu Bân kết hôn vào khoảng những năm 1990. Người vợ Fiona Huang Wan là một công dân Mỹ. Những người hàng xóm sống gần ngôi nhà của họ ở ngoại ô Bắc Kinh cho biết từ cuối năm ngoái, thỉnh thoảng có cảnh sát tới căn biệt thự hai tầng nơi Chu Bân đang sống cùng vợ và cô con gái 5 tuổi. 

Chu Bân và mẹ vợ cùng đứng tên căn nhà. Hiện sống ở Laguna Woods, California, mẹ vợ Chu Bân xuất hiện trong một số giấy tờ với tư cách là cổ đông lớn hoặc thành viên hội đồng quản trị của một vài công ty Trung Quốc. 

Trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, bà Zhan khẳng định gia đình mình không liên quan đến tham nhũng, thậm chí là không quá giàu có. Bà cho biết mặc dù đôi lúc tập đoàn của con rể có sử dụng thông tin cá nhân của bản thân trong các tài liệu pháp lý mà không hỏi ý kiến bà, bà không phản đối điều này. Mẹ vợ của Chu Bân cũng khẳng định không hưởng chút lợi ích kinh tế nào từ việc này. 

“Các bà mẹ ở Trung Quốc thường đứng tên sở hữu tài sản cho con cái của họ. Tôi thay thế cho mẹ đẻ của Chu Bân vốn đã qua đời trong một tai nạn xe hơi và đó là điều hết sức bình thường”, bà nói.


Chu Vĩnh Khang lớn lên trong một ngôi làng ở ngoại ô Thượng Hải. Ông theo học ngành hóa dầu tại Viện Dầu khí Bắc Kinh và tốt nghiệp năm 1966. Sau 30 năm làm việc trong ngành dầu khí, Chu Vĩnh Khang leo lên vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của CNPC.

Giữa những năm 1990, trước khi Chu Vĩnh Khang chuyển sang vị trí thuần chính trị, con trai ông chuyển tới Dallas và theo học tại ĐH Texas. Chu Bân gặp gỡ và kết hôn với Huang – con gái của bà Zhan và ông Steve Huang Yusheng, những người đã từ Bắc Kinh tới Maryland trong những năm 1980 để làm việc cho một công ty công nghệ. Sau khi học xong, vợ chồng Chu Bân chuyển tới căn hộ chung cư ở New Jersey.

Theo bà Zhan, con gái và con rể chuyển về Bắc Kinh từ năm 2001, cho rằng sẽ có được nhiều cơ hội tốt hơn ở bắc Kinh. 

Hơn 1 năm sau, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực và Chu Vĩnh Khang được thăng chức. Ông nắm chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và đất đai (mới thành lập) và sau đó là Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên. Được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang trở thành Bộ trưởng Bộ Công An Trung Quốc.  

Tháng 4/2004, công ty công nghệ năng lượng có tên gọi Beijing Sun Rising Energy Technology Co. được thành lập ở Bắc Kinh. Tài liệu của doanh nghiệp này cho thấy Chu Bân và mẹ vợ là một trong những cổ đông lớn nhất và cũng nằm trong hội đồng quản trị trong suốt thập kỷ qua. 

Sun Rising nhanh chóng có được nhiều hợp đồng cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho các trạm xăng của CNPC trên toàn quốc. Theo trang web của Sun Rising, hệ thống của công ty này đã được lắp đặt ở khoảng 8.000 trạm xăng của CNPC. 

Trong khi Chu Bân đầu tư vào các công ty liên quan đến ngành dầu khí, người vợ rót tiền vào ngành truyền thông. Là nhà sản xuất truyền hình, Huang chọn những chủ đề ăn khớp với những hoạt động chính trị của bố chồng. 

Sau khi thảm họa động đất san phẳng Tứ Xuyên tháng 5/2008, kênh truyền hình nhà nước China Central Television dành khung giờ vàng cho show lớn nhất của Huang là “Câu chuyện cảnh sát”. Chương trình gồm 24 phần được quay ở Trùng Khánh. Bạc Hy Lai khi đó là bí thư Trùng Khánh và những biện pháp trấn áp tội phạm của ông được Chu Vĩnh Khang đánh giá cao.


Ngoài Sun Rising, mẹ vợ của Chu Bân còn là cổ đông lớn của khoảng hơn chục công ty. Bà Zhan là cổ đông lớn nhất của Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales Co. (công ty được thành lập năm 2003 và giải thể năm 2009). Hai Tian Yong Feng là cổ đông của Shaanxi De Gan Oil Technology Co. – công ty được thành lập năm 2007. Bà Zhan tiết lộ đối tác của gia đình còn có Mi Xiaodong (bạn học ở Chu Bân ở Trung Quốc) và tỷ phú Wu Bing. 


Theo Thu Hương

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM