Carl Icahn và chiến lược đầu cơ chớp nhoáng
Carl Icahn được xem là một trong những nhà đầu cơ vĩ đại nhất thế giới, sánh ngang với những vị tỷ phủ khởi nghiệp từ tay trắng trên thị trường chứng khoán như Warren Buffett và George Soros.
Nội dung nổi bật:
- Với khối tài sản 24 tỷ USD, Icahn được xem là một trong những nhà đầu cơ thành công bật nhất trên thế giới.
- Lạnh lùng, quyết đoán và luôn quyết tâm giàng phần thắng, đó là những nét tính cách khắc họa nên chân dung của một nhà tư bản Icahn, một người luôn làm các doang nghiệp và ban quản trị phải điêu đứng để chống đỡ bởi đòn tấn công của mình.
Năm 1961, khi được 24 tuổi, Icahn lần đầu tiên bước vào Phố Wall trong vai trò nhà môi giới cho công ty Dreyfus & Co. với mức lương 100 đô la một tuần. Lúc bấy giờ, nền kinh tế Mỹ đang vào giai đoạn phát triển và thị trường thuộc về bên người bán, nên Icahn dễ dàng kiếm được lợi nhuận cao từ công việc của mình.
Sau một năm, ông kiếm được 50.000 đô la. Nhưng cũng chính khi đó, ông cũng mất hết sạch vốn và mang nợ do quả bóng thị trường bị bơm căng quá mức và nổ tan tành. Đến mức phải bán chiếc ô tô đang đi để trang trải cuộc sống hàng ngày.
Nhưng với phẩm chất của một con người thành công, Icahn không bỏ cuộc. Rút kinh nghiệm từ thất bại, ông nhận ra rằng nếu có thể mất tiền chỉ trong khoảng thời gian nhanh đến thế thì ông cũng có cơ hội để kiếm tiền trong khoảng thời gian tương đương. Quan trọng là phải xây dựng một chiến lược đúng đắn và phương pháp này phải không được phổ biến trên Phố Wall.
Từ đây, ông xây dựng chiến lược đầu cơ trên thị trường chứng khoán, sắm vai là người tấn công các doanh nghiệp yếu thế. Phố Wall xem học thuyết Thị Trường Hiệu Qủa là kim chỉ nam. Trong khi, Icahn ngược lại, tận dụng những điểm thiếu hiệu quả của thị trường để thực hiện phương pháp đầu cơ của mình.
Chiến lược đầu cơ của Icahn là bỏ vốn lớn vào các cổ phiếu bị đánh giá thấp và giá trị thanh lý của công ty còn cao hơn cả giá thị trường. Do lạm phát vào thập niên 1970 đang gia tăng nên giá trị các loại tài sản hữu hình như nhà xưởng, hàng hóa hay bất động sản tăng vọt. Nên khi cổ phiếu của nhiều công ty được rao bán ở mức còn thấp hơn giá trị sổ sách và nhờ có lạm phát mà phần chiết khấu cho giá trị thanh lý thậm chí còn cao hơn giá trị sổ sách.
Điều này đã đem lại cho Icahn một biên độ an toàn rộng đến không ngờ. Nhưng phương pháp của Icahn sẽ thật thiếu sót nếu không kể tên một phó tướng thân cận trợ giúp cho ông. Đó là Alfred Kingsley. Công việc của Kingsley là tìm kiếm và thống kê các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán để tìm ra những công ty đang được bán với giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thanh lý hay giá trị sổ sách.
Bên cạnh đó, những công ty này không có cổ đông hay những người trong ban quản trị đương nhiệm nắm giữ một lượng cổ phiếu đủ lớn để chi phối quyền điều hành. Mục đích của ông là kiểm soát vận mệnh tài chính của công ty đến khi có thể bán lại cho một công ty khác với giá cao hơn gấp nhiều lần hoặc thuyết phục ban quản trị công ty mua lại cổ phần của ông với giá cao, nếu không muốn bị chia sẻ quyền kiểm soát. Thế nào cũng được, miễn là ông có lãi.
Nạn nhân hoàn hảo “Công ty Tappan”
Từ cuối năm 1977, Carl Icahn bắt đầu mua cổ phiếu của Tappan, một công ty sản xuất lò nướng có trụ sở đặt tại Ohio. Ông lặng lẽ tích lũy cổ phiếu bằng cách mua càng nhiều càng tốt trong thời gian ngắn nhất cho đến khi sở hữu 20% cổ phiếu của Tappan.
Do tình hình kinh doanh giảm sút và Tappan không có một cổ đông bên ngoài nào nắm quyền kiểm soát, nên công ty là hình mẫu về miếng mồi ngon để “tấn công” của Icahn. Đọc bảng cân đối kế toán của công ty, ông tính toán rằng giá trị thanh lý công ty ở mức 20 đô la một cổ phiếu đã vượt qua giá thị trường của công ty lúc đó là 7,5 đô la với biên độ an toàn khá rộng.
Thêm vào đó, viễn cảnh một cuộc đấu thầu tiếp quản công ty cộng với giá cổ phiếu bị định giá thấp của Tappan chính là một yếu tố thu hút ông bỏ vốn ra đầu cơ. Icahn sẽ không mua bất cứ thứ gì mà không xem xét cẩn thận khả năng bán lại và luôn tính đến đường thoát, nếu chiến lược của ông gặp bất trắc.
Ban đầu, ông tự nhận mình là một nhà đầu tư thân thiện và có thể tăng vốn đầu tư, hỗ trợ công ty kinh doanh nhiều hơn nữa. Do vậy, ông có thể tiếp tục mua thêm cổ phần mà không tạo ra sức ép làm tăng giá cổ phiếu. Mục tiêu của Icahn là nắm lượng cổ phần đủ lớn để tham gia hội đồng quản trị Tappan.
Dù không biết động cơ của Icahn là gì, nhưng việc thâu tóm lượng lớn cổ phiếu đã khiến ban quản trị Tappan cảm thấy sự an toàn đang bị đe dọa. Cảm thấy mối nguy hiểm, họ bắt đầu phòng thủ bằng cách đề xuất phát hành cổ phiếu ưu đãi. Điều này sẽ làm giảm số vốn cổ phần của ông bị giảm xuống và giá cổ phiếu của Tappan sẽ hạ xuống thấp hơn.
Vì thế, Icahn nhanh chóng tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm để giành sự ủng hộ của các nhóm cổ đông nhỏ. Lo sợ Icahn sẽ liên kết với các cổ đông để đảo ngược quyết định của ban quản trị, cuối cùng chính ban quản trị phải nhượng bộ ông.
Có được một ghế ngồi trong ban quản trị, Icahn hối thúc họ bán từng phần hoặc toàn bộ ông ty để hoàn tiền cổ đông, nếu không thì với vai trò mới, ông cũng sẽ thanh lý dần dần công ty. Cuối cùng, Tappan được bán cho Electrolux vào năm 1987. Kết thúc, Icahn lãi được 2,7 triệu đô la từ vốn ban đầu.
Tappan là nạn nhân đầu tiên cho hàng loạt cuộc tập kích của Icahn vào các cổ phiếu được giao dịch ở mức chiết khấu lớn so với giá trị sổ sách. Không công ty nào trong số này có cổ đông nắm quyền kiểm soát. Vì thế, đối thủ duy nhất, ban quản trị rất dễ bị hạ gục bởi chiến lược cuộc chiến ủy nhiệm của Icahn. Tất cả công ty này đều có những tài sản sẵn sàng tiêu thụ trên thị trường hoặc hấp dẫn với một công ty khác có ý thâu tóm.