Nhà văn nổi tiếng đi dạy học: Vừa vào lớp sinh viên đã dè bỉu vì mặc áo cũ, có em coi thường ra mặt và cái kết Ê CHỀ sau chưa đầy 1 giờ
Nhìn người thầy nghèo khổ, sinh viên tỏ ra ngạc nhiên tột độ!
Lỗ Tấn (1981-1936) là bút hiệu của một văn sĩ Trung Hoa. Ông là một trí thức cánh tả nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc đương thời cũng như sau này. Được biết, ông có nguyên danh là Chu Chương Thọ, hiệu Dự Tài, Dự Sơn, Dự Đình.
Ngoài viết văn, Lỗ Tấn còn công tác trong ngành giáo dục. Năm 1909, ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian. Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1926, ông tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa Văn của trường Đại học Trung Sơn.
Hầu hết từ thời tiểu học, học sinh Trung Quốc đã tiếp xúc với Lỗ Tấn, bởi trong Sách giáo khoa có rất nhiều đoạn trích trong các tác phẩm của ông. Hầu hết những tác phẩm của Lỗ Tấn đều liên quan ít nhiều đến kinh nghiệm sống, cuộc đời của ông. Vì vậy, đọc tác phẩm, ta cũng hiểu được phần nào cuộc đời của nhà văn nổi tiếng này.
Nhà văn Lỗ Tấn.
Được biết, Lỗ Tấn sinh ra trong một gia đình gia thế, có nhiều kẻ ăn người ở. Thuở nhỏ, ông có cuộc sống giàu sang, quyền quý. Nhưng khi lớn lên, gia đình gặp biến cố, cha ông mất sớm. Cuộc sống gia đình vì vậy mà sa sút. Sau này, trải qua nhiều sóng gió, đi nhiều nơi, Lỗ Tấn trở thành một người "nghèo, không coi trọng vật chất". Cuộc sống của ông rất giản dị, không mấy quan tâm đến y phục, cho rằng quần áo chỉ cần sạch sẽ, gọn gàng là được.
Chính vì vậy trong buổi dạy đầu tiên tại Đại học Bắc Kinh, khi Lỗ Tấn bước vào lớp trong bộ quần áo cũ, có miếng vá, ông đã bị các sinh viên nhìn với ánh mắt tội nghiệp và coi thường. Thời điểm đó, những sinh viên vào được Đại học Bắc Kinh, một là xuất thân giàu có, hai là có tài văn chương, nói chung là không hề nghèo khó.
Nhìn người thầy nghèo khổ, sinh viên tỏ ra ngạc nhiên tột độ, có em thể hiện thái độ coi thường ra mặt, không ngừng xì xào bàn tán. Trước đó, các giảng viên của họ đều ăn mặc tươm tất, tương xứng với địa vị xã hội.
Trước cảnh tượng ấy, Lỗ Tấn không hề bối rối, mà còn thờ ơ, bởi ông từng gặp phải rất nhiều lần. Nhà văn nổi tiếng tin vào kiến thức và phong cách giảng dạy của mình. Chắc chắn ông có thể khiến sinh viên phải thay đổi suy nghĩ.
Lỗ Tấn chỉ giới thiệu rất ngắn gọn về bản thân và bắt đầu bài giảng. Thực tế, Lỗ Tấn đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho buổi dạy học nên nội dung bài giảng cực kỳ phong phú. Ông hiểu biết nhiều, từng đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều việc nên có rất nhiều kinh nghiệm sống. Trong bài giảng, chốc chốc ông lại xen lẫn những sự việc có thật.
Ban đầu, cả lớp còn tỏ vẻ coi thường người thầy nghèo. Nhưng sau khi nghe ông giảng thì tất cả im phăng phắc, ngồi im lắng nghe bài cẩn thận. Những sinh viên trót có thái độ không hay đều tỏ ra xấu hổ vì đã đánh giá không hay về thầy giáo.
Vậy là bằng kiến thức và trí tuệ, Lỗ Tấn đã giải quyết triệt để một cuộc khủng hoảng. Mỗi người đều có cách sống và quan niệm riêng. Nếu bạn không tiếp xúc và hiểu sâu về một người, đừng dễ dàng đưa ra phán xét về họ. Những định kiến như vậy có thể dễ dàng làm tổn thương người khác.