Nguyên nhân thành công trong việc thoái vốn Sabeco

25/12/2017 13:30 PM | Kinh doanh

Sau nhiều tháng chờ đợi, phiên chào giá cạnh tranh 343,662 triệu cổ phiếu Sabeco do Bộ Công Thương tổ chức tuần qua đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Theo thông báo của Bộ Công Thương, tổng lượng cổ phần mà hai nhà đầu tư này đăng ký mua là 343.682.587 cổ phần, với mức giá lịch sử cao nhất là 320.000 đồng/cổ phần. Đây là một thành công lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương. Mức giá này được nhiều quỹ đầu tư cho là quá cao, có thể khiến phiên chào giá cạnh tranh không thành công. Tuy nhiên, cuối cùng kết quả đã đem đến cho Chính phủ khoản thu 110.000 tỷ đồng, tương đương với 4.8 tỷ USD – số tiền kỷ lục cho một phiên thoái vốn. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay trong hoạt động thoái vốn Nhà nước và gần bằng một nửa số tiền mà Việt Nam phải trả nợ nước ngoài cả gốc và lãi năm 2017. Thương vụ này sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Chính phủ trong  thực hiện kế hoạch cân đối ngân sách mà Quốc hội đã đề ra cho năm 2017. Đặc biệt, sau khi chuyển nhượng 53,59% cổ phần Sabeco, cổ đông Nhà nước sẽ vẫn chi phối 36% cổ phần Sabeco-mức vừa đủ để duy trì quyền phủ quyết tại doanh nghiệp.  

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự kiện này không chỉ mang về nguồn vốn cho ngân sách mà còn mở ra cơ hội rất lớn cho cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn tới. Có nhiều nguyên nhân khiến Sabeco đấu giá thành công, bao gồm: Thứ nhất, Sabeco là một doanh nghiệp lớn, nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, thời điểm thực hiện đấu giá Sabeco diễn ra tuy hơi muộn xong vẫn rất phù hợp, bởi đây là thời điểm nhà đầu tư Thái Lan đang dành sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đầu tư Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng. Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương rất quyết liệt chỉ đạo trong việc cổ phần hoá DNNN, nên đưa ra tỷ lệ chào bán lớn, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Đấu giá thành công Sabeco mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời thúc đẩy cổ phần hoá DNNN.

Mặt khác, đây thành công của sự kiên trì của Bộ Công Thương duy trì mức giá này cho thấy chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương là “công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước, chống tiêu cực và lợi ích nhóm; đúng quy luật thị trường, hiệu quả, ổn định thị trường chứng khoán; theo giá thị trường” hoàn toàn đúng đắn. Không những vậy, để việc bán vốn Nhà nước tại Sabeco mang lại hiệu quả cao nhất, Bộ Công Thương lần đầu tiên đã có văn bản đề nghị Bộ Công An, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thực hiện việc giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình giao dịch mã cổ phiếu Sabeco trên

Có thể nói rằng, sự thành công của phiên chào bán Sabeco và Vinamilk trước đó là sự khẳng định mạnh mẽ của Chính phủ về chủ trương “Chính phủ không bán bia, bán sữa” như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc . Việc thoái vốn này không những tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán mà còn giúp các doanh nghiệp khác có cơ hội để huy động vốn tích cực thông qua thị trường này.

Ngay sau một ngày đấu giá thành công 53,59% cổ phần Tổng công ty cổ phần bia-rượu- nước giải khát Sài Gòn (SAB, Sabeco), Tập đoàn Thaibev chính thức phát đi thông báo gửi đến Sở giao dịch chứng khoán Singapore thông tin về việc đấu giá cổ phần và lý do mua.Theo đó, công ty đã mua thành công 53,59% cổ phần với giá 320.000 đồng, tương đương 343,642 triệu cổ phần. Đây là mức giá đấu thầu tối thiểu mà phía cơ quan Nhà nước đưa ra. Mức giá tính toán dựa trên thu nhập lịch sử, vị thế tài chính, kinh nghiệm quản lý, sự tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng của thị trường. Doanh nghiệp này cho rằng, Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm, sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng của Việt Nam như bia Sài Gòn và bia 333. Ngoài ra, Sabeco chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt và là một trong những công ty bia đầu ngành ở ASEAN.

ThaiBev cũng đánh giá Việt nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia, lớn thứ ba trong ASEAN và chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, vụ thâu tóm này sẽ giúp Tập đoàn đa dạng hóa thị trường về mặt địa lý; giúp hãng mở rộng khu vực và có được mạng lưới phân phối lớn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thương vụ thâu tóm này phù hợp với tầm nhìn đến năm 2020 của công ty. Khoản đầu tư vào Sabeco phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hiện tại của tập đoàn là sản xuất và phân phối đồ uống có cồn. Thaibev cũng đặt mục tiêu phát triển quan hệ lâu dài với Ban giám đốc và các cổ đông của Sabeco. Tập đoàn Thái Lan cho rằng thương vụ sẽ giúp ThaiBev tham gia sân chơi khu vực và vươn ra đấu trường quốc tế.

A.D

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM