Người Việt mua hàng online nhiều nhất Đông Nam Á, Singapore hay Thái Lan đều kém xa

12/07/2022 17:27 PM | Kinh doanh

Trong khu vực, Việt Nam cũng là quốc gia có người mua online thích giao hàng đến nơi làm việc nhất.

Gần đây, Ninja Van Group và DPD Group đã công bố Báo cáo nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới. Báo cáo thực hiện tại 6 quốc gia Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam vàThái Lan; với gần 9.000 ứng viên tham gia. Đây đều là những ứng viên thành thạo và thường xuyên mua sắm trực tuyến.

Theo báo cáo, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.

Cụ thể, Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số lượng đơn mua hàng trực tuyến, với con số trung bình lên đến 104 đơn hàng/người/năm. Trong đó, 73% người được hỏi cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế..

Trong khi đó, số đơn mua sắm trung bình của một người Singapore chỉ là là 58 và Thái Lan là 75.

Ngoài ra, trong một tháng, người Việt cũng nhận trung bình 7,1 bưu kiện, ngang bằng với tỷ lệ của Malaysia và cao hơn tỷ lệ của Thái Lan (6,8), Singapore (5,5) và Indonesia (6,5).

Người Việt mua hàng online nhiều nhất Đông Nam Á, Singapore hay Thái Lan đều kém xa - Ảnh 1.

Đặc biệt, Việt Nam hiện là quốc gia có người mua online thích giao hàng đến nơi làm việc nhất. Dù nhiều người Việt cũng lựa chọn giao hàng tại nhà nhưng nếu so ra trong khu vực, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp hơn các quốc gia trong nhóm ASEAN-6.

Người Việt mua hàng online nhiều nhất Đông Nam Á, Singapore hay Thái Lan đều kém xa - Ảnh 2.

"Với nghiên cứu mang tính chiến lược thể hiện sự phát triển của ngành Thương mại điện tử và Bưu chính điện tử trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi tin rằng thị trường Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiềm năng nhờ sự tăng trưởng bền vững và rõ nét trong những năm gần đây", ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh của Ninja Van Việt Nam chia sẻ.

Dịch vụ vận chuyển-Yếu tố quan trọng khi mua hàng online

Nhìn trên bình diện khu vực, theo báo cáo của Ninja Van, trong 2 năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại. 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.

Dù khác quốc tịch nhưng điểm chung của những người tham gia khảo sát là đều quan tâm đến vấn đề vận chuyển. Báo cáo cho thấy 89% người được hỏi của 6 quốc gia ở Đông Nam Á sẽ để ý đến thương hiệu công ty vận chuyển khi mua sắm hàng hóa trực tuyến. 1/3 người tham gia cho biết đã có thương hiệu vận chuyển yêu thích của riêng mình. Tương tự, 1/3 đã từng có trải nghiệm không tốt và sẽ tránh sử dụng một đơn vị vận chuyển nào đó.

Người Việt mua hàng online nhiều nhất Đông Nam Á, Singapore hay Thái Lan đều kém xa - Ảnh 3.

"Với nghiên cứu này, Ninja Van thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc bổ sung các kho phân loại hàng tự động hóa quy mô lớn, các hệ thống cân cước tiên tiến để tính toán giá cước minh bạch và tiết kiệm thời gian", phía Ninja Van cho biết.

Tại thị trường Việt Nam, Ninja Van Việt Nam đang vận chuyển 300.000 đơn hàng mỗi ngày từ các cửa hàng kinh doanh online, doanh nghiệp lớn và nhỏ tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc.

Trước đó, Ninja Van Group cũng từng công bố sự tăng trưởng vượt bậc về khối lượng bưu kiện quốc tế với mức tăng trưởng hai con số từ năm 2019 đến 2020. Tập đoàn này cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2021 mặc dù nhiều quốc gia tạm đóng cửa biên giới để hạn chế dịch bệnh. Trong 12 tháng qua, Ninja Van Group đạt số lượng 2 triệu đơn hàng được giao mỗi ngày trong khu vực Đông Nam Á với mật độ phủ sóng 100%.

Nhật Anh

Cùng chuyên mục
XEM