Người thông minh thường sử dụng 12 thói quen xấu này hàng ngày
Những thói quen xấu đó có thể hạn chế tiềm năng, phá vỡ mục tiêu của bạn và khiến bạn không thể tạo ra sự khác biệt. Chúng có thể tàn phá cuộc sống hơn bạn nghĩ.
Bạn có thể nghĩ rằng mình là người thông minh nên không có những thói quen xấu. Bạn có thể nghĩ rằng mình không mắc sai lầm như người khác. Nhưng cũng giống như bất kỳ ai, những người thông minh có những thói quen cản trở họ trở nên hiệu quả và năng suất.
Và những thói quen xấu đó có thể hạn chế tiềm năng, phá vỡ mục tiêu của bạn và khiến bạn không thể tạo ra sự khác biệt. Chúng có thể tàn phá cuộc sống hơn bạn nghĩ.
Xác định thói quen của bạn là bước đầu tiên để thay đổi chúng. Sau đây là 12 thói quen thường mắc phải ở những người thông minh:
1. Mong rằng cuộc sống nên dễ dàng
Sự thật là không có gì dễ dàng đến với hầu hết chúng ta. Thành công đến khi bạn chuẩn bị và làm việc chăm chỉ. Vì vậy, đừng thụ động mà hãy làm mọi thứ tốt hơn ngày hôm qua.
2. Không yêu cầu giúp đỡ
Đặc biệt nếu là người thông minh, bạn rất dễ mắc phải câu chuyện hoang đường "tự làm hết mọi thứ". Yêu cầu trợ giúp không chỉ kết nối bạn với các nguồn lực cần thiết mà còn gửi thông điệp rằng bạn đủ an toàn để thừa nhận rằng mình không biết mọi thứ, rằng bạn là người linh hoạt và sẵn sàng học hỏi.
3. Nắm chặt những thứ cần buông bỏ
Buông bỏ quá khứ có thể là một trong những nhiệm vụ khó nhất mà bạn giao cho bản thân. Nhưng nếu bạn muốn thứ gì đó tốt hơn bước vào, bước đầu tiên là dọn dẹp chỗ cho nó.
4. Đuổi theo những thứ mà không thể bắt được
Một số người rất yêu thích sự rượt đuổi. Họ theo đuổi các dự án, con người hoặc những thứ không muốn bị bắt. Hãy kiểm tra lại và đặt năng lượng của bạn vào nơi nó có thể làm đạt được hiệu quả tốt hơn.
5. Cố gắng níu kéo để kiểm soát
Những người thông minh thường nghĩ rằng họ có thể kiểm soát mọi thứ. Nhưng thẳng thắn mà nói, điều đó không hề khả thi. Điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát một cách đáng tin cậy là cách chúng ta phản ứng với những điều đang xảy ra. Nếu bạn mắc phải thói quen kiểm soát cao độ, hãy cố gắng chỉ làm những gì bạn có thể với những gì bạn có.
6. Từ bỏ và nhượng bộ
Khi bạn thấy mình từ bỏ và nhượng bộ, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn là ai, bạn đam mê điều gì và tại sao bạn lại làm việc chăm chỉ như vậy.
7. Chạy trốn các vấn đề thay vì giải quyết chúng
Người thông minh cũng không miễn nhiễm với sự từ chối, điều vốn được biết đến là có thể khiến mọi tình huống trở nên tồi tệ hơn. Để vượt qua chúng đòi hỏi kỷ luật để nhận ra, giải quyết các vấn đề và nỗi sợ hãi của bạn. Nhưng việc đối diện giải quyết là điều đáng để bạn nỗ lực.
8. Tư duy chống lại
Không có gì hiệu quả khi bạn đang chống lại chúng. Cuộc sống như một dòng chảy và điều khôn ngoan là bạn sẽ bơi cùng với thủy triều thay vì chống lại chúng.
9. Nghĩ rằng bạn biết tất cả
Ngày bạn không còn hứng thú với việc học - ngày bạn ngừng trau dồi thêm kiến thức - là ngày bạn ngừng tiến về phía trước. Hãy làm tất cả những gì bạn có thể để nắm bắt thông tin và trí tuệ mới.
10. Làm điều tương tự và mong đợi kết quả khác nhau
Nếu bạn muốn trở nên thông minh hơn, giỏi hơn, nhanh hơn thì bạn phải dừng những gì đã luôn làm trước đây. Sự trưởng thành xảy ra khi bạn thay đổi và thử những điều mới.
11. Suy nghĩ những người thông minh không bao giờ thất bại
Không ai miễn nhiễm trước thất bại. Bất cứ ai chấp nhận rủi ro đều có thể thất bại, ngay cả những người thông minh nhất. Thái độ của bạn trước thất bại sẽ giúp cho bạn đạt được thành tựu.
12. Chờ đợi cho đến khi sẵn sàng 100%
Không ai - và ý tôi là không ai - sẵn sàng 100% khi có cơ hội. Hầu hết chúng ta đang đi ở trong vùng thoải mái của mình và để sẵn sàng cho một cơ hội tuyệt vời, bạn phải phát triển thành một tư duy mới. Có thể bạn chưa sẵn sàng, nhưng dù sao hãy chấp nhận rủi ro và thử thách.
Hãy tập trung sự thông minh vào việc loại bỏ bất kỳ thói quen xấu nào đang cản trở để đến với thành công và sẽ không có điều gì ngăn cản được bạn.
(Nguồn: Inc.)