Ngôi làng kỳ quặc 90% cư dân có cùng một họ, không được phép kết hôn với người ngoài: Khi được hỏi một câu dân địa phương lập tức “tái mặt”, bí mật hóa ra nằm ở cuốn gia phả
Khi nhắc đến ngôi làng ẩn sâu trong "thâm sơn cùng cốc" này, từ đầu tiên mà người ta nghĩ đến đó chính là "kỳ quái".
Thôn Kim Gia, huyện Đông Chí, thành Trì Châu, An Huy (Trung Quốc) được bao quanh bởi những ngọn núi và nằm trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài. Nơi đây trông giống như một ngôi làng trên núi bình thường nhưng thực ra bên trong ẩn chứa rất nhiều bí ẩn.
Thực ra có rất nhiều người biết địa danh thôn Kim Gia nhưng tuyệt nhiên không ai rõ về tình hình trong làng. Rốt cuộc ngôi làng này ẩn chứa những bí mật gì? Tại sao thông tin về những người ở đây đều bị giấu kín? Vì sao họ phải làm như vậy?
Ngôi làng bí ẩn, tuyệt nhiên không ai hé lời về một điều
Để khám phá bí ẩn được cất giấu, các chuyên gia đã đến tận thôn Kim Gia để điều tra và thăm quan, với hy vọng tìm hiểu những bí mật của ngôi làng cổ này.
Khi các chuyên gia đến nơi, khung cảnh trước mắt họ là nhà cửa lác đác, ngõ ngách nối liền cả làng, thỉnh thoảng lại thấy một số người già và trẻ em.
Trong ngôi làng này có rất nhiều tòa nhà cổ kính, ít nhất cũng phải là tòa nhà vào thời nhà Minh và nhà Thanh, hình dáng cũng rất độc đáo. Hơn nữa, những công trình kiến trúc này dù đã trải qua năm tháng nhưng vẫn không hề có dấu hiệu mục nát và vẫn được bảo quản rất tốt.
Ngôi làng này không chỉ có nhiều tòa nhà cổ kính mà còn có rất nhiều thứ khó hiểu bên ngoài. Ví dụ, có những tàn tích và những bức tường vỡ ở khắp mọi nơi. Thấy khách lạ đến, cư dân trong làng cũng niềm nở mời các chuyên gia đến thăm nhà, không khí cả làng không bí bách như lời đồn đại.
Ngôi làng cổ kính ở An Huy. Ảnh: Internet
Trong khi trò chuyện, dân làng tỏ ra rất hiếu khách và thoải mái. Nhưng khi được hỏi về nguồn gốc của những người ở đây, đột nhiên sắc mặt của những người này đã đổi khác, thậm chí họ còn tỏ ý không chào đón nhóm chuyên gia. Nhận thấy sự khác thường, các nhà khoa học quyết điều tra tìm rõ ngọn ngành.
Càng đi sâu càng thấy có "uẩn khúc"
Cảnh tượng trước mắt khiến các chuyên gia càng ngày càng tò mò về nguồn gốc ở Kim Gia: Không thể có một ngôi làng bình thường lại có đường nét kiến trúc lạ như vậy. Điều này không phù hợp với đặc điểm phát triển của làng truyền thống.
Hơn nữa, các chuyên gia cũng tìm thấy một tòa nhà rất cao ở phía ngoài vì nó cũ hơn so với những ngôi nhà khác. Không chỉ vậy, kết cấu của nó còn kỳ quái hơn nữa, trên tường thành có đầy những lỗ thủng lớn nhỏ, trông giống như là để phòng thủ.
Tất cả các câu hỏi vẫn còn đó nhưng tuyệt nhiên không thể tìm được câu trả lời từ dân làng, vì vậy các chuyên gia đã tìm lãnh đạo các phòng ban liên quan của huyện Đông Chí, hy vọng sẽ học được tư liệu liên quan đến lịch sử ngôi làng.
Tề Tự Lập là giám đốc cục du lịch huyện Đông Chí, sau khi biết được yêu cầu của các chuyên gia, ông đã tiết lộ một số thông tin về ngôi làng này. Theo ông, những thông tin về làng Kim Gia rất ít. Dẫu vậy, họ vẫn có thể tìm ra một ra một chút manh mối.
Con đường dẫn đến mọi ngóc ngách trong làng. Ảnh: Internet
Ngôi làng này khá đặc biệt. Ở đây có hơn 160 hộ gia đình và hơn 780 nhân khẩu, gần 90% trong số đó là họ Kim. Nhiều người cùng một họ sống ở quy mô như vậy là rất hiếm. Thêm vào đó, ngôi làng này rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài, thậm chí người ở đây còn không kết hôn với người ngoài.
Hơn nữa, theo hồ sơ, lịch sử của làng Kim Gia có thể bắt nguồn từ 1000 năm trước, điều này càng khẳng định suy nghĩ của các chuyên gia rằng chắc chắn phải có một số bí mật "không thể nói ra".
Cuốn gia phả hé lộ bí mật
Để giải đáp sự kỳ lạ này, các chuyên gia cùng với Giám đốc Cục Du lịch huyện Đông Chí đã đến làng Kim Gia để điều tra lại.
Sảnh thờ phụng tổ tiên ở ngôi làng trông rất trang nghiêm và tráng lệ, phảng phất một bầu không khí lạ thường. Theo dân làng thì đây là công trình có lịch sử lâu đời nhất, tiêu chuẩn cao nhất và là tòa nhà tinh tế nhất ở làng.
Sau cùng, một cuốn gia phả giải đáp bí ẩn. Một số cấu trúc bên trong sảnh tổ tiên này trông khác thường, với đủ loại chạm khắc đá tinh xảo, và cách bài trí theo phong cách hiên mở. Cấu trúc của nơi này lại không giống với những ngôi nhà trong làng.
Điển hình là cặp quá giang và cây cọc, chiếc cột đá hình móng ngựa, chiếc xà ngang có hình cung tên đối xứng nhau hướng lên trời. Với tư cách là giám đốc du lịch, Tề Tự Lập đã đi từ nam ra bắc trong nhiều năm, và đã nhìn thấy đủ loại phong cách kiến trúc, nhưng nếu hỏi kiểu kiến trúc này là gì thì ông cũng khó lòng giải đáp.
Tổ tiên của làng Kim Gia được hé lộ. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, Giám đốc Tề đã suy luận từ kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm rằng có thể tổ tiên của những người dân ở đây là một dân tộc thiểu số. Sau đó, nhóm chuyên gia tìm đến nhà của người trưởng làng họ Kim.
Là người đứng đầu của một ngôi làng có lịch sử lâu đời, những điều mà ông biết về ngôi hẳn đương nhiên sẽ không ít. Tuy nhiên, lão Kim cũng như những người dân làng trước, vẫn từ chối tiết lộ những bí mật về lịch sử của làng Kim Gia cho cả nhóm. Thấy việc tìm hiểu lại đi vào bế tắc, Giám đốc Tề đã nói chuyện riêng với người trưởng làng và thuyết phục ông tiết lộ thông tin.
May mắn thay, cuối cùng người này cũng đổi ý và cho nhóm chuyên gia mượn cuốn gia phả. Mọi người hoàn toàn ngỡ ngàng khi ở đó ghi lại rằng dân làng Kim Gia là hậu duệ của người Hung Nô, kết quả này nằm ngoài dự đoán của mọi người.
Hung Nô là một thuật ngữ chung để chỉ những người du mục phương bắc cổ đại, tồn tại vào thời Xuân Thu. Sức mạnh của họ đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Hán. Sau này, khi thời thế thay đổi, những người còn sót lại lang bạt khắp nơi. Trong đó, một nhóm người đã chọn thôn Kim Gia để dừng chân. Để bảo vệ thế hệ mai sau, những người đi trước đã để lại lời dặn không được tiết lộ thân thế. Không ngờ di nguyện đó đã được giữ kín suốt cả nghìn năm.
Theo Sohu