Nghiên cứu: Trung Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê-út xếp đầu về mức độ nghiện smartphone trên thế giới

14/02/2022 17:08 PM | Công nghệ

Một nghiên cứu mới đây đã thống kê danh sách các quốc gia gặp tình trạng nghiện smartphone tồi tệ nhất, trong đó Trung Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê Út là những quốc gia xếp đầu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada đã nghiên cứu việc sử dụng smartphone của gần 34.000 người ở 24 quốc gia trên thế giới từ năm 2014 đến năm 2020.

Nghiên cứu: Trung Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê-út xếp đầu về mức độ nghiện smartphone trên thế giới - Ảnh 1.

Đáng ngạc nhiên, Mỹ xếp hạng 18, trong khi Đức và Pháp thấp nhất trong danh sách.

Thang đo mức độ nghiện smartphone được sử dụng rộng rãi để đo lường mức độ nghiện smartphone. Nó bao gồm các khía cạnh như tác động đến cuộc sống hàng ngày, sử dụng smartphone không kiểm soát và cai nghiện smartphone.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi và độ tuổi trung bình là 28,8 tuổi, phần lớn đối tượng là phụ nữ (60%).

Một số nhà nghiên cứu cũng tính toán các vấn đề do sử dụng smartphone của mỗi quốc gia, nằm trong khoảng từ 10 đến 60. Trung Quốc xếp hạng cao nhất với số điểm là 36/60.

Nghiên cứu: Trung Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê-út xếp đầu về mức độ nghiện smartphone trên thế giới - Ảnh 2.

Lý do đằng sau sự khác biệt về điểm số giữa các quốc gia khác nhau, đó là do các chuẩn mực xã hội và kỳ vọng văn hóa liên quan đến động lực duy trì kết nối qua smartphone. Các quốc gia như Đức, Pháp thì lại khác khi chủ nghĩa cá nhân và văn hóa đề cao sự tự do khiến điểm số nghiện smartphone thấp hơn.

Nhìn chung, người ta thấy rằng tình trạng nghiện smartphone đang gia tăng trên toàn cầu và có thể dẫn đến "hậu quả tâm lý" rất nghiêm trọng.

Tình trạng nghiện smartphone đã gia tăng trên thế giới kể từ năm 2014 đến năm 2020 và chắc chắn xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Computers in Human Behavior mới đây.

Tham khảo Gizmochina

Theo Thiên Long

Cùng chuyên mục
XEM