Nghiên cứu: Nam Cực đang nóng lên nhanh hơn gấp 3 lần so với phần còn lại của thế giới
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy thực tế tàn khốc của biến đổi khí hậu và nguy cơ đe dọa tới vùng đất lạnh giá nhất trên Trái Đất - Nam Cực.
Trong bối cảnh hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, Bắc Cực và Nam Cực vẫn là hai điểm nóng được cả thế giới quan tâm nhất. Theo dữ liệu tổng hợp suốt 30 năm qua, các nhà khoa học đã ghi nhận tình trạng nhiệt độ tại Nam Cực hiện đã ấm hơn gấp 3 lần so với tốc độ toàn cầu kể từ năm 1989 đến nay.
Nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học quốc tế và họ sử dụng dữ liệu từ các trạm thời tiết, mạng lưới quan sát và các mô hình khí hậu để đánh giá tác động của sự nóng lên toàn cầu tại Nam Cực.
Cụ thể nhiệt độ đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng cực đoan trên khắp lục địa Nam Cực. Hầu hết phía tây Nam Cực và bán đảo Nam cực đã xuất hiện tình trạng băng tan ngày càng nhiều do xu hướng ấm lên của Trái Đất từ cuối thế kỷ 20.
Tuy nhiên biểu hiện của hiện tượng nóng lên toàn cầu tại Nam Cực rất khác so với phần còn lại của thế giới. Điều này là do vị trí của nó. Vì Nam Cực được coi là vùng đất xa xôi và lạnh giá nhất trên Trái Đất. Trong khi các lục địa khác bắt đầu ghi nhận tình trạng ấm lên vào cuối thế kỷ 20 thì Nam Cực vẫn là vùng đất lạnh giá cho tới những năm 1980. Nhưng nghiên cứu mới khẳng định, sự thay đổi đã xuất hiện một cách âm thầm.
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, Nam Cực đã nóng hơn 1,8 độ C trong giai đoạn 1989 – 2018 và nhiệt độ bắt đầu tăng tốc kể từ đầu những năm 2000. Để so sánh, dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho thấy, nhiệt độ đất và đại dương trên khắp hành tinh đã tăng lên với tốc độ trung bình 0,18 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1981.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hệ quả này lầ do sự kết hợp của nhiều yếu tố, mặc dù rất khó để xác định chính xác từng yếu tố. Tuy nhiên một yếu tố chính trong xu hướng này là nhiệt độ đại dương ấm hơn ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương. Đây là nguyên nhân chính đẩy luồng không khí ấm hơn tới Nam Cực.
Đi sâu vào nghiên cứu, nhóm phát hiện thấy một số năm nóng nhất tại Nam Cực tương quan với nhiệt độ bất thường ở các vùng nhiệt đới. Đặc biệt hiện tượng biến đổi nhiệt độ ở Nam Cực trong suốt thời gian nghiên cứu có thể liên quan đến nhiệt độ đại dương ở khu vực đó.
Để hiểu vai trò của khí nhà kính và biến đổi khí hậu do con người đóng góp vào trong xu hướng này, nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 200 mô phỏng mô hình khí hậu. Khí nhà kính được đo lường trong vòng 30 năm và cho phép nhóm nghiên cứu có thể so sánh tốc độ ấm lên với tất cả các xu hướng ấm lên có thể xảy ra nếu không có tác động của con người.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, tình trạng nóng lên có thể vượt quá 99,9% trong tất cả các tình huống do tác động của con người. Trong khi đó, rất khó để xảy ra tình trạng nóng lên như vậy do tác động của tự nhiên.
Nhóm kết luận rằng, tình trạng gia tăng phát thải khí nhà kính luôn song hành với sự biến đổi nhiệt độ và tạo ra một trong những xu hướng ấm lên mạnh nhất trên hành tinh, thậm chí còn lớn hơn cả ở Bắc Cực, nơi đang nóng lên gần gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change mới đây.
Tham khảo Newatlas