Nghỉ ở nhà là nằm dài xem phim và đọc sách, đừng có chê cười tôi: Lười biếng là cả một nghệ thuật bị lãng quên đấy
Thực hiện những mục tiêu này lại là một vấn đề khác nhưng sự lười biếng có chiến lược cho phép chúng ta đặt ra những định hướng và gợi nhắc lại những mục tiêu mà chúng ta đã thiết lập một cách tự nhiên.
Tôi là một người lười biếng. Nhiều người khá ngạc nhiên khi tôi nói ra điều này, đặc biệt là khi họ thấy tôi cật lực viết sách để sinh sống. Ví dụ, nghỉ một ngày. Quên đi công việc, sở thích của tôi là nằm dài trên ghế, xem những bộ phim trên Netflix và đọc sách. Và tôi có nghỉ hẳn cả một tuần không? Tôi thuộc tuýp người thích ở nhà và ăn pizza hơn là đi du lịch vòng quanh thế giới. Thật may mắn, những việc lười biếng này hóa ra lại là những thứ khiến tôi làm việc thật hiệu quả. Và đây là một sự thật đã được các nhà khoa học chứng minh.
Lười biếng là một nghệ thuật bị lãng quên. Ý tôi không phải lười biếng theo nghĩa là hay bị mất tập trung bởi những thứ đâu đâu. Ý tôi là sự nhàn rỗi đúng đắn một khi chúng ta đã chọn là không làm gì cả. Trong một thế giới luôn khiến người khác bị phân tâm, chúng ta hiếm khi cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi. Thay vào đó, chúng ta dành thời gian rảnh để thử những thứ mới lạ - kiểm tra hộp thư đến, đọc tin tức, lướt Facebook, và nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này thậm chí khiến chúng ta càng thêm mệt mỏi.
Trong bất kỳ thời điểm nào, sự chú ý của chúng ta có thể là tập trung hoặc không tập trung. Tập trung thu hút tất cả mọi sự chú ý giúp chúng ta có thể hoàn thành công việc, có những cuộc trò chuyện đáng nhớ và làm cho cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng thực chất, những nghiên cứu cho thấy việc không tập trung cũng có những lợi ích nhất định, mặc dù theo cách khác. Tập trung thì giúp chúng ta làm việc có năng suất hơn còn không tập trung giúp chúng ta sáng tạo hơn.
Hãy nghĩ về lần cuối bạn sáng tạo - rất có thể nó không được nảy ra khi bạn cứ cố tập trung vào một điều gì đó. Trên thực tế, có thể bạn đã không tập trung quá nhiều vào cái thứ bạn đã sáng tạo ra. Có thể là trong lúc bạn tắm cực lâu, đi bộ, tham quan một viện bảo tàng, đọc một cuốn sách và nằm dài trên một bãi biển nhâm nhi một thức uống nào đó. Có thể lúc đó bạn đang nhâm nhi một tách cà phê sáng. Sau đó, như một tia chớp, ý tưởng tuyệt vời xuất hiện trong đầu bạn.
Bộ não của bạn chọn thời điểm như thế này để nảy ra những ý tưởng sáng tạo là có lý do cả. Khi sự chú ý của chúng ta đang trong trạng thái nghỉ ngơi, ví dụ trong cơn buồn ngủ hay lười biếng, não cũng chúng ta lại lang thang đến những thứ hấp dẫn. Một nghiên cứu lấy định kỳ suy nghĩ của một nhóm người trong khi tâm trí họ đang lang thang đã xác nhận điều này. Nơi mà não chúng ta lang thang đến bao gồm tương lai (48%), hiện tại (28%) và quá khứ (12%). Thời gian còn lại, chúng ta thường cảm thấy trống rỗng hay buồn tẻ. Tỉ lệ phần trăm chính xác không quan trọng lắm, thay vào đó, bạn nên chú ý rằng cái việc não đi lang thang không vô dụng như chúng ta nghĩ. Một tâm trí nhàn rỗi cho phép chúng ta làm 3 điều sau:
1. Nghỉ ngơi. Chúng ta chỉ nghỉ ngơi khi tâm trí chúng ta nghỉ ngơi. Một khi chúng ta đã quyết định cho tâm trí đi lang thang thì chúng ta không cần phải điều chỉnh sự chú ý của mình. Tôi gọi trạng thái não của chúng ta cố tình đi lang thang là "phân tán sự tập trung". Việc này giúp chúng ta phục hồi năng lượng, và chúng ta sẽ thực sự tập trung vào những vấn đề sau này. Để tăng cường những lợi ích năng lượng này, nó giúp chúng ta làm những điều thú vị, dễ dàng và quen thuộc trong khi sự chú ý của chúng ta đang nghỉ ngơi, như là đầu tư vào một sở thích sáng tạo, chạy bộ mà không bật nhạc hay là đi bộ uống cà phê mà không sử dụng điện thoại để khỏi bị phân tán. Làm những việc quen thuộc cũng đã được chứng minh là giúp bạn nảy ra những suy nghĩ sáng tạo hơn.
2. Kế hoạch. Nghiên cứu cho thấy chúng ta thường xuyên nghĩ về tương lai nhiều gấp 14 lần khi sự chú ý của chúng ta bị phân tán, so với khi chúng ta đang tập trung. Chúng ta cũng hay nghĩ về những mục tiêu dài hạn nhiều gấp 7 lần khi sự chú ý của chúng ta được nghỉ ngơi. Thực hiện những mục tiêu này lại là một vấn đề khác nhưng sự lười biếng có chiến lược cho phép chúng ta đặt ra những định hướng và gợi nhắc lại những mục tiêu mà chúng ta đã thiết lập một cách tự nhiên.
3. Ý tưởng được khai quật. Khi tâm trí của chúng ta đi lang thang, nó đến 3 điểm đến tinh thần sau: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này cho phép chúng ta trải nghiệm những việc sáng tạo nhiều hơn đáng kể so với khi chúng ta trong trạng thái tập trung. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại một ý tưởng mà bạn đọc được một vài tuần trước và xem xem cách áp dụng chúng để giải quyết tình huống công việc hiện tại. Những ý tưởng sâu sắc nhất của chúng ta xuất hiện khi chúng ta không tập trung.
Chiến thuật năng suất tốt nhất là chiến thuật mà cứ sau mỗi phút chúng ta lại đầu tư cho việc gì đó, chúng ta dành ít thời gian cho nó và cứ thế vài lần - chúng cho phép chúng ta hoàn thành được nhiều công việc hơn, và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Ý tôi là chúng bao gồm cả sự lười biếng. Khi chúng ta nhàn rỗi thì trông chúng ta không giống với khi chúng ta làm nhiều. Nhưng về mặt tinh thần thì ngược lại.
Có thể bạn nên lười biếng thường xuyên hơn. Cho dù đó là việc bạn cho não của mình được nghỉ ngơi, khai thác những ý tưởng sâu sắc hay vạch ra kế hoạch tương lai thì đôi khi cách tốt nhất để làm những việc này là bạn đừng làm gì cả.