Nghèo khó đến đâu cũng đừng “tiết kiệm” 4 LOẠI TIỀN: Càng thoáng tay cuộc đời càng giàu sang, sớm nở mày nở mặt

12/07/2023 15:20 PM | Sống

Đây là 4 khoản mà bạn phải chi mạnh tay, đừng nên tiết kiệm.

Tiền bạc không phải cứ tiết kiệm càng nhiều càng tốt, đôi khi nó làm hại chính mình và có lỗi với những người xung quanh. Người có tầm nhìn xa trông rộng là người biết tiết kiệm một cách thông minh và tiêu tiền một cách khôn ngoan. Họ biết được khoản nào cần chi sẽ chi mạnh tay, tuyệt đối không nuối tiếc.

Dưới đây là 4 loại tiền nên "hào phóng" chi tiêu, nếu bạn càng tiết kiệm sẽ chỉ khiến bạn nghèo đi.

1. Tiêu tiền cho cha mẹ là báo hiếu

Từ lúc chúng ta sinh ra đến khi lớn lên, cha mẹ đã làm việc không biết mệt mỏi để mang đến cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. Họ tằn tiện, tiết kiệm từng đồng, không dám phung phí, không dám chi tiêu cho bản thân với mong muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con cái.

Cả đời cha mẹ đã nhọc nhằn như vậy rồi, phận làm con, bạn nên có trách nhiệm báo hiếu khi trưởng thành. Mỗi năm tới ngày sinh nhật cha mẹ, bạn đừng quên chuẩn bị những món quà thật chu đáo, dù ít dù nhiều, dù đắt tiền hay bình dị cũng sẽ khiến cha mẹ hạnh phúc vô cùng.

Nghèo khó đến đâu cũng đừng “tiết kiệm” 4 LOẠI TIỀN: Càng thoáng tay cuộc đời càng giàu sang, sớm nở mày nở mặt - Ảnh 1.

Hay trong những dịp lễ Tết, bạn cũng nên nhớ gửi đến cha mẹ mình phong bao lì xì cùng lời chúc cha mẹ mạnh khoẻ, an nhiên, vui vẻ. Phong bao dù ít hay nhiều cũng thể hiện tấm lòng hiếu kính của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đưa cha mẹ đi khám sức khoẻ định kỳ. Cha mẹ có sức khoẻ tốt là điều may mắn lớn nhất đối với con cái.

Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, bạn cũng cần có những hành động thiết thực cùng những khoản nhỏ để báo hiếu cha mẹ. Đừng đợi đến lúc giàu sang phú quý mới báo đáp công sinh thành, nuôi dưỡng. Khi cha mẹ còn đó, khi thời gian vẫn chưa cướp mất đi cha mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để cha mẹ được an hưởng tuổi già. Và điều này cũng là để bạn không ân hận, nuối tiếc về sau.

2. Tiêu tiền cho vợ/chồng là nghĩa nặng tình sâu

Hàn Phi Tử từng nói: “Vợ và chồng không phải máu mủ ruột thịt, yêu thì gần, không yêu thì xa”. Giữa vợ và chồng không có quan hệ huyết thống nhưng lại là những người thân thiết nhất trong cuộc đời nhau.

Tuy nhiên, nếu mối quan hệ này không được duy trì đúng cách, ngay cả những cặp đôi từng yêu thương rất sâu đậm cũng có nguy cơ tan vỡ. Chỉ có trân trọng vợ/chồng, sẵn sàng chi tiền cho nửa kia thì cuộc tình mới có thể trường tồn mãi mãi.

Nghèo khó đến đâu cũng đừng “tiết kiệm” 4 LOẠI TIỀN: Càng thoáng tay cuộc đời càng giàu sang, sớm nở mày nở mặt - Ảnh 2.

Đừng chỉ quan tâm đến bản thân, chỉ nghĩ đến việc tiết kiệm mà bỏ qua cảm xúc và sự vất vả của người bạn yêu. Người chồng vất vả bên ngoài, chạy đôn đáo, giấu nỗi buồn phiền để kiếm tiền lo cho gia đình – hãy trân trọng họ. Còn người vợ, ngoài công việc mưu sinh, họ còn phải sinh con, quán xuyến việc nhà, gần như chẳng được nghỉ ngơi một phút giây nào. Vì thế, người chồng cũng phải yêu thương, đồng cảm với vợ.

Đàn ông hay đàn bà đều mang trong mình một sứ mệnh riêng. Họ đều mong người bạn đời của mình yêu thương họ, quan tâm và bao dung. Nếu được như vậy, mọi mệt mỏi, khó khăn đều đi qua và họ sẽ rất biết ơn, hạnh phúc.

Bạn cần quan tâm đến những đóng góp của đối phương, quan tâm đến cảm xúc của đối phương và đừng ngại chi tiền cho họ nhé. Đây không chỉ là giữ lửa tình yêu mà còn là cách khiến tổ ấm của bạn luôn hạnh phúc, thoải mái, rộn ràng tiếng cười. Chỉ khi vợ chồng hoà thuận thì con cái mới có môi trường tốt nhất để phát triển.

3. Tiêu tiền cho con là trách nhiệm

Nhân dân Nhật báo từng viết: “Trong việc giáo dục trẻ em, bạn chỉ có một cơ hội”. Là cha mẹ, bạn phải có trách nhiệm, biết đầu tư cho con. Nếu bạn tiết kiệm tiền trong thời gian dài, để con cái phải khổ sở, không được bằng bạn bằng bè thì bạn sẽ được nhiều hơn là mất.

Chỉ bằng cách chịu chi tiền cho con và nuôi dạy những đứa trẻ cẩn thận mới thể hiện bạn là người có tầm nhìn.

Trước hết, số tiền đầu tư vào giáo dục cho trẻ không thể được tiết kiệm. Tri thức thay đổi số mệnh và việc đọc sách của trẻ đương nhiên không thể thiếu công lao khó nhọc của cha mẹ. Cha mẹ cũng cần có trách nhiệm nuôi dưỡng sở thích lành mạnh cho trẻ để trẻ có thể trau dồi kỹ năng và tình cảm. Vì thế, đừng tiếc tiền mua sách, mua đồ chơi hay đưa con đi tham quan vào cuối tuần.

Nếu bạn có kinh tế hơn, hãy đưa trẻ ra ngoài đi du lịch để khám phá thế giới, mở rộng tầm nhìn.

Nghèo khó đến đâu cũng đừng “tiết kiệm” 4 LOẠI TIỀN: Càng thoáng tay cuộc đời càng giàu sang, sớm nở mày nở mặt - Ảnh 3.

Giáo dục con cái nên người là sự nghiệp quan trọng nhất trong cuộc đời cha mẹ. Nếu bạn trốn tránh trách nhiệm, keo kiệt tiền bạc dành cho con thì cả đời dù làm việc chăm chỉ cũng thành công cốc. Ngược lại, nếu bạn sẵn sàng chi những khoản đầu tư cho con thì bạn sẽ nuôi dạy con thành những đứa trẻ xuất sắc, giúp gia đình trở nên thịnh vượng về sau.

4. Tiêu tiền cho bản thân là cách khôn ngoan

Đích đến của mọi người là chính họ. Tiêu tiền cho bản thân không có nghĩa là xa hoa, phung phí hưởng thụ vật chất. Thay vào đó, hãy đối xử tốt với bản thân, làm giàu cho bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như chỉ số hạnh phúc của bạn.

Can đảm làm chủ đồng tiền và tiêu tiền một cách khôn ngoan là sự khôn ngoan lớn nhất của một người.

Một là hãy tiêu tiền cho việc đọc và nghiên cứu để trau dồi tri thức, đầu tư vào tâm trí cho bản thân. Điều này giúp bạn tiến bộ không ngừng, theo kịp tốc độ của thời đại, vì thế nên khoản đầu tư này không bao giờ bị mất đi.

Hai là dành tiền để bảo vệ sức khoẻ, hãy tập thể dục thường xuyên, đi khám định kỳ. Trong nửa sau của cuộc đời, sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Một cơ thể khoẻ mạnh chính là món quà xa xỉ nhất.

Ba là đổi tiền lấy tình người, đổi tim lấy trái tim, đổi tình lấy tình. Đừng nợ ân huệ, hãy tích luỹ những mối quan hệ tốt để được nhiều người biết đến, như vậy con đường phía trước tự nhiên rộng mở.

Bốn là chi tiền cho sở thích, tự tu thân dưỡng tính, tự mình hưởng thụ để có được một thế giới tinh thần phong phú phú.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM