Giá lao động Việt Nam rẻ thứ 5 thế giới

16/04/2013 06:57 AM | Nghề nghiệp

Đối mặt với thị trường lao động quá đắt đỏ tại các nước tiên tiến, nhiều doanh nghiệp chấp nhận các rào cản tìm đến những nơi có nguồn lao động giá rẻ.

Khi quyết định đầu tư, giá cả lao động không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng nhất. Song, trong nhiều trường hợp, đối mặt với thị trường lao động quá đắt đỏ tại các nước tiên tiến, nhiều doanh nghiệp chấp nhận các rào cản tìm đến những nơi có nguồn lao động giá rẻ.

Dưới đây là những thị trường với giá lao động rẻ đến bất ngờ.

10. Hi Lạp: 0,80 USD/giờ

{keywords}

Với số dân hơn 80 triệu, lợi thế của quốc gia này là không cách xa châu Âu. Bởi thế nó là điểm đến hấp dẫn cho những nhà sản xuất may mặc trong khu vực với giá lao động không hề đắt đỏ. Bên cạnh đó, Hi Lạp cũng hút ngành tổng đài điện thoại và dịch vụ công nghệ thông tin.

9. Sri Lanka: 0,62 USD/giờ

{keywords}

Sri Lanka sở hữu một lực lượng lao động hùng hậu có khả năng nói tiếng Anh. Lợi thế này cho phép họ hấp dẫn nhiều tổng đài điện thoại, các dịch vụ như kế toán và chu trình kinh doanh. Hầu hết trong số đó đến từ Anh. Sri Lanka là quốc gia duy nhất của khu vực Nam Á có chỉ số phát triển con người thuộc diện cao.

8. Senegal: 0,52 USD/giờ

{keywords}

Senegal cung cấp nguồn lao động giá rẻ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khá tốt cho ngành tổng đài điện thoại. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ ngôn ngữ chính của họ là tiếng Pháp, vì thế nước này chủ yếu hấp dẫn đầu tư từ những công ty tại các quốc gia nói tiếng Pháp.

7. Kenya: 0,50 USD/giờ

{keywords}

Lợi thế của người Kenya là có thể nói tiếng Anh trôi chảy. Ngoài ra, nước này còn cung cấp nguồn lao động hấp dẫn, giá rẻ cho các ngành như tổng đài điện thoại, hay chu trình kinh doanh.

6. Ấn Độ: 0,48 USD/giờ

{keywords}

Ấn Độ là thị trường khá hấp dẫn khi khả năng nói tiếng Anh của người lao động khá tốt. Bên cạnh đó, số lượng kỹ sư máy tính thuộc diện khủng.

Tổng đài điện thoại và lập chương trình phần mềm là các lĩnh vực khá phổ biến tại nước này. Tuy nhiên, với số dân hơn 1 tỷ, hầu hết sống ở mức nghèo nên có thể nói Ấn Độ là nguồn lao động giá rẻ cho các nhà sản xuất dệt may và linh kiện.

5. Việt Nam: 0,39 USD/giờ

{keywords}

Sau các cuộc cải cách kinh tế, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, một phần vì nguồn lao động giá rẻ. Dệt may, giày da, các dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế và phát phần mềm, trò chơi kỹ thuật số được chú trọng nhiều tại Việt Nam.

4. Ghana: 0,32 USD/giờ

{keywords}

Ghana sở hữu nguồn lao động có khả năng nói tiếng Anh khá tốt- lợi thế cho ngành tổng đài điện thoại. Trình độ giáo dục và dịch vụ công nghệ tại quốc gia châu Phi này đang từng bước được cải thiện.

3. Pakistan: 0,32 USD/giờ

{keywords}

Cũng giống như Ấn Độ, người lao động Pakistan có lợi thế nói tiếng Anh. Đất nước này là điểm đến hấp dẫn cho các tổng đài điện thoại, dịch vụ công nghệ thông tin như thiết kế phần mềm và phát triển Web.

2. Bangladesh: 0,23 USD/giờ

{keywords}

Thị trường lao động Bangladesh sở hữu nguồn sinh viên mới ra trường rất lớn để các nhà tuyển dụng khai thác. Quốc gia này cũng là điểm đến hấp dẫn cho những việc làm không đòi hỏi trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất tại nước này cũng khá ổn.

1. Madagascar: 0,18 USD/giờ

{keywords}

Madagascar sở hữu nguồn lao động giá rẻ nhất thế giới. Thị trường lao động quốc gia này có thể cung cấp dịch vụ kế toán và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó có thể kể đến ngành dệt may và thời trang.

Theo Hung Ninh

duchai

Cùng chuyên mục
XEM