10 công việc nhiều áp lực nhất năm 2013
Sức ép nghề nghiệp là điều mà ít ai không gặp phải, dù ít dù nhiều. Tuy nhiên, có những nghề chịu áp lực lớn hơn những nghề khác mà không phải người nào cũng có đủ khả năng để vượt qua.
Như thường lệ, công ty tư vấn nghề nghiệp CareerCast.com vừa công bố bản đánh giá hàng năm về mức độ áp lực của 200 nghề khác nhau trên các phương diện về đòi hỏi sức khỏe thể chất, mức độ nguy hiểm, tiềm năng phát triển, thời hạn hoàn thành công việc, mức độ đi lại, môi trường làm việc, quan điểm của công chúng, mức độ cạnh tranh, cũng như khả năng người làm công việc đó phải tự cứu lấy mạng sống của mình hoặc cứu mạng sống của người khác.
Dưới đây là 10 công việc được đánh giá là nhiều áp lực nhất ở Mỹ trong năm 2013 theo đánh giá của CareerCast.com do trang Business Insidergiới thiệu:
10. Sỹ quan cảnh sát
Điểm áp lực: 45,60
Mức lương trung bình tại Mỹ: 55.010 USD/năm
Không cần xem nhiều phim hình sự thì ai cũng có thể hình dung được mức độ áp lực công việc mà các sỹ quan cảnh sát phải chịu. Họ luôn phải giải quyết những tình huống ngoài tầm kiểm soát, cứu người vô tội, ngăn chặn cái ác, đồng thời bảo vệ tính mạng bản thân. Họ phải ra quyết định liên quan tới sự sống và cái chết chỉ trong tích tắc.
9. Lái xe taxi
Điểm áp lực: 46,18
Mức lương trung bình tại Mỹ: 22.440 USD/năm
Nhiều người có thể cho rằng, lái taxi là một nghề nhàn nhã, thoải mái về giờ giấc và độc lập trong công việc. Tuy nhiên, nghề này luôn nằm trong danh sách những nghề nhiều áp lực nhất ở Mỹ vì 3 lý do: thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài, và không ít tài xế đã trở thành nạn nhân của giới tội phạm.
8. Phóng viên báo chí
Điểm áp lực: 46,75
Mức lương trung bình tại Mỹ: 36.000 USD/năm
Các tòa soạn trên khắp thế giới đang cắt giảm nhân sự và yêu cầu các phóng viên phải làm việc nhiều thời gian hơn, chuyên nghiệp hơn, trong khi họ được trả ít đi. Những thay đổi này làm gia tăng áp lực đối với một công việc vốn dĩ đã mang trách nhiệm phải làm việc theo những thời hạn khắc nghiệp nhất cũng như phải đối diện với dư luận nhiều nhất.
7. Phóng viên ảnh
Điểm áp lực: 47,12
Mức lương trung bình tại Mỹ: 29.130 USD/năm
Nếu xem qua, phóng viên ảnh cũng là một nghề có vẻ như ít áp lực, vì người làm nghề này được đi nhiều nơi trên thế giới, tới những sự kiện lịch sử, gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, phóng viên ảnh luôn chịu áp lực lớn về thời gian để ghi lại được những khoảnh khắc quan trọng nhất của các sự kiện. Ngoài ra, họ còn chịu áp lực phải có ảnh trước đồng nghiệp ở các hãng truyền thông khác. Đối với các paparazzi (tay săn ảnh), đối tượng thường không muốn bị chụp hình và sẵn sàng tấn công tay máy.
6. Điều hành doanh nghiệp cấp cao
Điểm áp lực: 47,46
Mức lương trung bình tại Mỹ: 101.250 USD
Nghề điều hành doanh nghiệp, trong đó có giám đốc điều hành (CEO), khiến nhiều người hình dung tới một công việc hấp dẫn, với lương cao, quyền chỉ đạo… Nhưng đổi lại, những người đảm nhiệm công việc này phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động của một nhóm lớn những con người khác và phải có câu trả lời cho các cổ đông hoặc chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự biến động không ngừng của thị trường trong môi trường kinh tế khó khăn hiện nay là thách thức đối với các doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp. Điều hành doanh nghiệp cấp cao là bộ mặt của các công ty, họ luôn trong “tầm ngắm” của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị, nhân viên và công chúng.
5. Chuyên viên quan hệ công chúng
Điểm áp lực: 48,52
Mức lương trung bình tại Mỹ: 57.550 USD/năm
Các chuyên viên quan hệ công chúng là những người chịu trách nhiệm kiểm soát thiệt hại, bởi vậy họ cần phải có khả năng suy nghĩ và hành động thật nhanh chóng dưới áp lực lớn. Người làm nghề này phải sống trong con mắt của dư luận. Bên cạnh đó, số sinh viên theo học nghề này rất đông đảo, khiến cơ hội kiếm việc làm trở nên khó hơn.
4. Phi công lái máy bay thương mại
Điểm áp lực: 60,28
Mức lương trung bình tại Mỹ: 92.060 USD
Nhiều cô bé cậu bé nuôi ước mơ lớn lên sẽ trở thành phi công, nhưng nghề này không chỉ có cảm giác tuyệt vời của việc bay trên chín tầng mây. Phi công phải làm việc trong thời gian kéo dài, phải đối mặt với mọi điều kiện thời tiết, chưa kể đến những rủi ro như hỏng hóc máy bay hay tấn công khủng bố. Họ còn là người quyết định sự an toàn của bản thân, phi hành đoàn và tất cả hành khách trên máy bay.
3. Lính cứu hỏa
Điểm áp lực: 60,45
Mức lương trung bình tại Mỹ: 45.250 USD/năm
Cơ quan Cứu hỏa Hoa Kỳ cho biết, có 81 vụ thương vong khi đang làm nhiệm vụ của lính cứu hỏa trong năm 2011 và 77 vụ trong năm 12. Những con số này cho thấy, đây là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Bất kỳ trận cháy nào cũng đem tới rủi ro cho những người lính cứu hỏa, từ lửa, khói, vật liệu cháy nổ… Đối với những người bị mắc kẹt trong đám cháy, đó có lẽ là ngày hiểm nguy nhất trong đời, nhưng đối với lính cứu hỏa, đó chỉ là một ngày làm việc bình thường.
2. Tư lệnh quân đội
Điểm áp lực: 65,54
Mức lương trung bình tại Mỹ: 196.300 USD/năm
Tư lệnh quân đội là công việc được trả cao nhất trong số 10 nghề có áp lực nặng nề nhất ở Mỹ năm nay. Họ là người chỉ đạo chiến lược, chiến thuật trong các cuộc chiến. Nhiệm vụ này của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới cả kết quả chiến đấu lẫn sự an toàn cảu cấp dưới. Trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện ở Afghanistan, quyết định mà các vị tướng đưa ra có ý nghĩa quyết định nhiều tới cuộc sống của các binh sỹ đặt niềm tin vào họ.
1. Binh sỹ quân đội
Điểm áp lực: 84,72
Mức lương trung bình tại Mỹ: : 41.998 USD
Những nguy hiểm khi trở thành quân nhân hiện rõ vào thời điểm xảy ra các cuộc xung đột, nhất là khi họ trực tiếp làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, ở thời điểm hòa bình, các binh sỹ quân đội cũng phải làm nhiều công việc vất vả, chẳng hạn hỗ trợ giải quyết hậu quả thảm họa thiên nhiên. Một thách thức khác mà các binh sỹ quân đội phải đối mặt là khi giải ngũ, họ phải tìm kiếm một công việc dân sự.
10. Sỹ quan cảnh sát
Điểm áp lực: 45,60
Mức lương trung bình tại Mỹ: 55.010 USD/năm
Không cần xem nhiều phim hình sự thì ai cũng có thể hình dung được mức độ áp lực công việc mà các sỹ quan cảnh sát phải chịu. Họ luôn phải giải quyết những tình huống ngoài tầm kiểm soát, cứu người vô tội, ngăn chặn cái ác, đồng thời bảo vệ tính mạng bản thân. Họ phải ra quyết định liên quan tới sự sống và cái chết chỉ trong tích tắc.
9. Lái xe taxi
Điểm áp lực: 46,18
Mức lương trung bình tại Mỹ: 22.440 USD/năm
Nhiều người có thể cho rằng, lái taxi là một nghề nhàn nhã, thoải mái về giờ giấc và độc lập trong công việc. Tuy nhiên, nghề này luôn nằm trong danh sách những nghề nhiều áp lực nhất ở Mỹ vì 3 lý do: thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài, và không ít tài xế đã trở thành nạn nhân của giới tội phạm.
8. Phóng viên báo chí
Điểm áp lực: 46,75
Mức lương trung bình tại Mỹ: 36.000 USD/năm
Các tòa soạn trên khắp thế giới đang cắt giảm nhân sự và yêu cầu các phóng viên phải làm việc nhiều thời gian hơn, chuyên nghiệp hơn, trong khi họ được trả ít đi. Những thay đổi này làm gia tăng áp lực đối với một công việc vốn dĩ đã mang trách nhiệm phải làm việc theo những thời hạn khắc nghiệp nhất cũng như phải đối diện với dư luận nhiều nhất.
7. Phóng viên ảnh
Điểm áp lực: 47,12
Mức lương trung bình tại Mỹ: 29.130 USD/năm
Nếu xem qua, phóng viên ảnh cũng là một nghề có vẻ như ít áp lực, vì người làm nghề này được đi nhiều nơi trên thế giới, tới những sự kiện lịch sử, gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, phóng viên ảnh luôn chịu áp lực lớn về thời gian để ghi lại được những khoảnh khắc quan trọng nhất của các sự kiện. Ngoài ra, họ còn chịu áp lực phải có ảnh trước đồng nghiệp ở các hãng truyền thông khác. Đối với các paparazzi (tay săn ảnh), đối tượng thường không muốn bị chụp hình và sẵn sàng tấn công tay máy.
6. Điều hành doanh nghiệp cấp cao
Điểm áp lực: 47,46
Mức lương trung bình tại Mỹ: 101.250 USD
Nghề điều hành doanh nghiệp, trong đó có giám đốc điều hành (CEO), khiến nhiều người hình dung tới một công việc hấp dẫn, với lương cao, quyền chỉ đạo… Nhưng đổi lại, những người đảm nhiệm công việc này phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động của một nhóm lớn những con người khác và phải có câu trả lời cho các cổ đông hoặc chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự biến động không ngừng của thị trường trong môi trường kinh tế khó khăn hiện nay là thách thức đối với các doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp. Điều hành doanh nghiệp cấp cao là bộ mặt của các công ty, họ luôn trong “tầm ngắm” của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị, nhân viên và công chúng.
5. Chuyên viên quan hệ công chúng
Điểm áp lực: 48,52
Mức lương trung bình tại Mỹ: 57.550 USD/năm
Các chuyên viên quan hệ công chúng là những người chịu trách nhiệm kiểm soát thiệt hại, bởi vậy họ cần phải có khả năng suy nghĩ và hành động thật nhanh chóng dưới áp lực lớn. Người làm nghề này phải sống trong con mắt của dư luận. Bên cạnh đó, số sinh viên theo học nghề này rất đông đảo, khiến cơ hội kiếm việc làm trở nên khó hơn.
4. Phi công lái máy bay thương mại
Điểm áp lực: 60,28
Mức lương trung bình tại Mỹ: 92.060 USD
Nhiều cô bé cậu bé nuôi ước mơ lớn lên sẽ trở thành phi công, nhưng nghề này không chỉ có cảm giác tuyệt vời của việc bay trên chín tầng mây. Phi công phải làm việc trong thời gian kéo dài, phải đối mặt với mọi điều kiện thời tiết, chưa kể đến những rủi ro như hỏng hóc máy bay hay tấn công khủng bố. Họ còn là người quyết định sự an toàn của bản thân, phi hành đoàn và tất cả hành khách trên máy bay.
3. Lính cứu hỏa
Điểm áp lực: 60,45
Mức lương trung bình tại Mỹ: 45.250 USD/năm
2. Tư lệnh quân đội
Điểm áp lực: 65,54
Mức lương trung bình tại Mỹ: 196.300 USD/năm
Tư lệnh quân đội là công việc được trả cao nhất trong số 10 nghề có áp lực nặng nề nhất ở Mỹ năm nay. Họ là người chỉ đạo chiến lược, chiến thuật trong các cuộc chiến. Nhiệm vụ này của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới cả kết quả chiến đấu lẫn sự an toàn cảu cấp dưới. Trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện ở Afghanistan, quyết định mà các vị tướng đưa ra có ý nghĩa quyết định nhiều tới cuộc sống của các binh sỹ đặt niềm tin vào họ.
1. Binh sỹ quân đội
Điểm áp lực: 84,72
Mức lương trung bình tại Mỹ: : 41.998 USD
Những nguy hiểm khi trở thành quân nhân hiện rõ vào thời điểm xảy ra các cuộc xung đột, nhất là khi họ trực tiếp làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, ở thời điểm hòa bình, các binh sỹ quân đội cũng phải làm nhiều công việc vất vả, chẳng hạn hỗ trợ giải quyết hậu quả thảm họa thiên nhiên. Một thách thức khác mà các binh sỹ quân đội phải đối mặt là khi giải ngũ, họ phải tìm kiếm một công việc dân sự.
Theo Phương Anh
Dân Trí/Business Insider
Dân Trí/Business Insider
10 công việc nhiều áp lực nhất năm 2013