Ngành nghề đi ngược thời đại tại Ấn Độ: Tưởng "dị" mà lại giúp hàng trăm người đổi đời

02/05/2021 13:30 PM | Xã hội

Một món đồ lỗi thời trong thời đại số, nhưng có thể bán với giá cả chục triệu đồng. Đó là gì?

Trung bình mỗi tháng, một nghệ nhân bút máy làm được 15-20 cây, thu nhập bèo nhất cũng $600 (khoảng 14 triệu đồng tiền Việt). Mức lương cơ bản của Ấn Độ chỉ 4.576 rupee/tháng (khoảng 1,4 triệu đồng). So ra, chỉ thu nhập tối thiểu của người làm bút máy cũng đã gấp 10 lần.

Đất nước cuồng bút máy

Trong văn hóa quốc tế nói chung, chiếc bút máy đại diện cho người đàn ông thành đạt. Thay vì cất trong cặp táp, chúng thường được cài trên miệng túi áo như một phụ kiện thời trang.

Ngành nghề đi ngược thời đại tại Ấn Độ: Tưởng dị mà lại giúp hàng trăm người đổi đời - Ảnh 1.

Bút máy là trang sức của phái mạnh

"Bút máy là món đồ trang sức tri thức dành cho phái mạnh," - Yusuf Mansoor, nhà sưu tập bút máy người Ấn Độ khẳng định. Mặc dù đã bước sang thời đại số hóa với đa dạng bút cảm ứng, các "gã khổng lồ" bút máy như Đức, Nhật Bản, Italia vẫn có khách hàng. Chỉ là, lượng khách không được lớn và ngày càng giảm.

Thực tế, kể từ khi xuất hiện bút bi tiện dụng, bút máy đã mất đi vị thế. Chỉ riêng tại Ấn Độ, nó vẫn duy trì được sự yêu thích và độ phổ biến. "Trong quan điểm của chúng tôi, chiếc bút máy đóng vai trò là vật chứng kiến và biểu tượng của người đàn ông trưởng thành" - theo Amitav Ghosh (học giả Ấn Độ).

Văn hóa Ấn Độ quan niệm, chỉ có trẻ con mới dùng bút bi, bút chì. Khi một đứa trẻ quyết định buông những cây bút tiện dụng này xuống và cầm chiếc bút máy lên, nó có nghĩa là cậu ta đã sẵn sàng trở thành người lớn.

Ngành nghề đi ngược thời đại tại Ấn Độ: Tưởng dị mà lại giúp hàng trăm người đổi đời - Ảnh 2.

Người Ấn Độ quan niệm, bút máy là biểu tượng của người đàn ông trưởng thành

"Khoảnh khắc chuyển sang dùng bút máy là giây phút trọng đại, đánh dấu bước tiến từ trẻ con lên người trưởng thành" - Ghosh giải thích. "Nhớ hồi còn nhỏ, lúc nào trong cặp tôi cũng phải có khoảng một chục cây viết mực" - L Subramaniam, công dân kiêm người say mê bút máy Ấn Độ đồng tình và chia sẻ.

Không có ở đâu, nam giới lại say mê bút máy hơn tại Ấn Độ. Bất chấp thời gian và thời đại, chiếc bút máy vẫn được đàn ông đất nước cà ri xem như "vật bất li thân", tự hào mang trên mình.

"Làm chơi, ăn thật"

Vào năm 2014, kỹ sư phần mềm Manoj Deshmukh (Ấn Độ) đột ngột xin nghỉ việc. Nguyên nhân khiến Deshmukh "về hưu non" hết sức kỳ quặc: dành toàn thời gian cho niềm đam mê bút máy.

Để bắt đầu, Deshmukh bỏ tiền túi mua một chiếc máy tiện mini. Ông tự thiết kế mẫu bút máy, gỡ một mảnh gỗ hồng vốn là ván đóng tường nhà bếp xuống làm vật liệu chế tác.

Ngành nghề đi ngược thời đại tại Ấn Độ: Tưởng dị mà lại giúp hàng trăm người đổi đời - Ảnh 3.

Manoj Deshmukh, nghệ nhân kiêm ông chủ của thương hiệu bút máy thủ công được yêu thích toàn cầu Fosfor

Phải mất 3 ngày, Deshmukh mới làm xong vỏ bút đầu tay. Càng ngắm nghía, ông lại càng hài lòng, hớn hở chạy ra tiệm mua ruột và ngòi bút về, bơm mực, lắp vào viết thử. Vốn là thành viên của một diễn đàn trực tuyến toàn cầu dành riêng cho những người yêu bút máy, Deshmukh tải ảnh tác phẩm của mình lên khoe. Không ngờ chỉ vài ngày sau, ông đã được một người nước ngoài hỏi mua, trả hẳn $70.

"Vui chơi có thưởng", Deshmukh tiếp tục chế tác bút máy. Tay nghề của ông mỗi lúc một khá, tên tuổi cũng được đông đảo bạn bè quốc tế chung sở thích quan tâm. Họ không chỉ đánh giá cao, mà còn đặt mua trước. Nhờ lượng khách ngày càng tăng, Deshmukh thành lập thương hiệu bút máy thủ công cá nhân, đặt tên là Fosfor.

Bút máy Fosfor bán trực tuyến, giá thành từ $70 - $160/cây (khoảng 1,6 - 3,7 triệu đồng). Deshmukh tốn từ 1-4 ngày để hoàn thành 1 chiếc bút máy. Từ lúc khai trương Fosfor đến nay, ông chưa từng bị ế hàng.

Nghề ngược thời nhưng phất nhanh chóng

"Tôi luôn biết, một ngày nào đó, mình sẽ gác bỏ tất cả để dành trọn thời gian cho bút máy" - Subramaniam bộc bạch. Ông "tình nguyện hưu non" trước Deshmukh 1 năm, và bây giờ đang là giám đốc của xưởng ASA Pens.

Khác với Deshmukh, Subramaniam thuê nhân viên là các nghệ nhân nghiệp dư có chung niềm say mê làm bút máy. Ông cùng họ thiết kế mẫu, cặm cụi tiện, khắc... Trung bình, mỗi tháng ASA Pens xuất xưởng 350 cây bút máy. Họ bán với giá từ 1000 - 4000 rupee/chiếc (khoảng 0,3 – 1,3 triệu vnđ).

Công cụ của nghệ nhân chế tạo bút máy thủ công là hoa tay và máy tiện mini

Tại Ấn Độ, các xưởng bút máy thủ công chỉ có thâm niên dưới 100 năm. Quy mô của chúng rất nhỏ, thường chỉ có một ông chủ với vài nhân viên, nhưng thu nhập thì "ngon lành". "Mỗi tháng, một mình tôi cũng làm xong từ 15 - 20 cây, thế mà vẫn luôn thiếu hàng," - Arun Singhi (69 tuổi) cho biết.

Bút máy thủ công Ấn Độ đa dạng về chất liệu và phong cách. Đặc biệt, các nghệ nhân hết sức quan tâm vấn đề chất lượng và sự thân thiện với môi trường. Họ dùng nhiều vật liệu tự nhiên sẵn có như tre, sừng trâu… đặt mua ngòi bút, ống trữ mực loại bền nhất. Tùy vào chất liệu và độ khó của yêu cầu trang trí, giá bán của một cây bút máy thủ công ở Ấn Độ có thể lên tới $680 (khoảng 15,8 triệu đồng).

Ngành nghề đi ngược thời đại tại Ấn Độ: Tưởng dị mà lại giúp hàng trăm người đổi đời - Ảnh 4.
Ngành nghề đi ngược thời đại tại Ấn Độ: Tưởng dị mà lại giúp hàng trăm người đổi đời - Ảnh 5.

Bút máy thủ công Ấn Độ đa dạng phong cách,chất liệu, đảm bảo đẹp bền

Một trong các nhóm khách hàng thường xuyên của bút máy thủ công Ấn Độ là tác giả ngoại quốc. Với thế giới nhà văn, cây bút đóng vai trò vật đại diện. Nhiều người khát khao có một cây bút "không đụng hàng" và tìm thấy nó ở Ấn Độ. "Tôi đã viết hàng triệu từ, theo đúng nghĩa đen, bằng cây viết có một không hai này" - Pitchaya Sudbanthad (văn gia Mỹ) tự hào.

Ấn Độ là nguồn cung cấp, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ bút máy thủ công khổng lồ. Với dân số 1,33 tỷ người và niềm đam mê bút mực, dự đoán ngành nghề mới nổi này sẽ tiếp tục "phất". Ít nhất thì hiện tại, danh sách khách chờ của Deshmukh cũng kéo dài đến tận năm 2023.

Tham khảo: Bbc

Vũ Huế

Cùng chuyên mục
XEM