Ngành bán lẻ: khó khăn và cơ hội chuyển mình trong mùa Covid 19
Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I/2020 của ngành bán lẻ vẫn tăng 4,67%, song, theo Bộ Công Thương, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Đóng cửa, cắt giảm nhân sự hàng loạt vì dịch
Theo báo cáo chuyên sâu về ảnh hưởng của dịch Covid tới các nhà bán lẻ Việt Nam do Palexy thực hiện, có đến 73% các nhà bán lẻ có cửa hàng đóng cửa vĩnh viễn. Trong đó, tỉ lệ đóng cửa từ 80-100% cửa hàng lên đến 18,2%. Ngoài ra, có đến 80% các nhà bán lẻ có sự thay đổi về nhân sự nhằm tối ưu chi phí trong mùa dịch.
Cũng vậy, có đến 54,5% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết bị giảm hơn 40% doanh số so với dự kiến. Trong đó, những doanh nghiệp thiệt hại từ 80-100% chiếm khoảng 9,1%.
Không khó để nhận ra việc hạn chế tiêu dùng trong thời điểm dịch bệnh đã khiến ngành bán lẻ nhanh chóng lâm vào cảnh lao đao.
Cụ thể chỉ tính riêng tháng 2/200, doanh thu Lotte, đã giảm đến 50% so với tháng 1/2020. Saigon Co.opMart cũng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với gần 1.000 tỉ đồng. Aeon Mall Việt Nam, cũng chung số phận khi chứng kiến lượng khách giảm 20% - 35% trong thời gian cao điểm của dịch.
Thậm chí, sau giãn cách xã hội, tổng số doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ tạm ngừng hoạt động tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là những doanh nghiệp đã và đang hấp hối này phần lớn là các nhà bán lẻ truyền thống, bị động, không có chiến lược kinh doanh online linh hoạt trong mùa dịch.
Vớt vát doanh số nhờ go online
Bên cạnh những tổn thất không tránh khỏi đối với phân khúc bán lẻ trực tiếp, ngành bán lẻ cũng tỏ ra thích ứng nhanh với thị trường khi nhanh chóng chuyển hướng sang bán hàng online nhằm vớt vát doanh số trong mùa dịch. Cụ thể, theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2/2020, ông lớn bán lẻ trực tuyến Tiki ghi nhận lượng đơn hàng online trung bình trong ngày tăng ít nhất 2-4 lần so với ngày thường.
Dịch vụ mua sắm online của Co.opmart cũng tăng 4-5 lần trong thời điểm này.
Shopee đạt 43,2 triệu lượt truy cập website mỗi tháng trong quý I/2020, tăng 5,2 triệu so với quý IV/2019.
Số người truy cập vào website của Bách hóa xanh mua hàng online cũng tăng 49% so với quý VI/2019.
Thậm chí, trước nhu cầu mua sắm online ngày càng gia tăng của người tiêu dùng, Grab đã cho ra mắt dịch vụ đi siêu thị hộ người dùng- Grab Mart.
Việc chuyển hướng nhanh chóng sang cung cấp các dịch vụ trực tuyến thay vì mua hàng trực tiếp cũng giúp các nhà bán lẻ truyền thống như Big C, MM Mega Market… ổn định tăng trưởng ngay trong mùa dịch và tiếp tục đảm bảo sức mua ngay sau giãn cách.
Chính nhờ những động thái tích cực này mà bước sang tháng 7/2020 khi dịch bệnh được kiểm soát tốt trên cả nước, ngành bán lẻ chứng kiến mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Online hóa ngành bán lẻ: Cần bứt tốc nhanh, mạnh hơn nữa
Mặc dù sở hữu mức tăng trưởng ấn tượng (tăng trung bình 39% trong năm 5 gần đây, cao hơn so với ngành bán lẻ truyền thống (tăng trung bình 10%/5 năm) và có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian diễn ra dịch bệnh, tuy nhiên, thực tế, doanh thu của bán lẻ trực tuyến vẫn chỉ chiếm khoảng 4% tổng doanh thu của cả ngành.
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần đẩy mạnh dịch chuyển lên online nhanh hơn nữa, không chỉ để sống sót nếu bão Covid quay trở lại mà còn sẵn sàng cho những cơ hội trước mắt. Khi mà xu hướng online hóa đang diễn ra mạnh mẽ, và doanh thu thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 43% mỗi năm từ năm 2018, sẵn sàng đạt mức 15 tỷ USD vào năm 2025 theo báo cáo của Google Temasek
(Nguồn ảnh: Google Temasek)
Tất nhiên, với những doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ kinh doanh tạp hóa nhỏ lẻ, việc chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến là điều không dễ dàng. Nhất là những khó khăn về chi phí; hạn chế hiểu biết, kỹ năng về nền tảng công nghệ; tâm lý ngại thay đổi, ngại làm quen với công nghệ mới; thiếu cam kết về tính hiệu quả khi ứng dụng các công cụ go online…đã trở thành rào cản không nhỏ khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại chuyển hướng sang kinh doanh online bất chấp những đòi hỏi cấp bách của thị trường.
Tuy nhiên, với BizFly - công cụ Quản lý bán hàng online qua Chatbot đến từ VCCorp, các doanh nghiệp có thể loại bỏ những mối lo này. Theo đó, bất cứ ai, dù là hộ kinh doanh cá thể, chủ shop online đến doanh nghiệp bán lẻ đều có thể dễ dàng online hóa kênh bán chỉ trong 5 phút. Công cụ này cũng tích hợp sẵn hệ thống đặt hàng và giao hàng online tự động, cho phép chỉ một nhân sự đã có thể vận hành, quản lý cả hệ thống bán hàng. Đặc biệt các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ VCCorp cũng cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tiến hành online hóa thành công.
Đặc biệt, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cắt giảm chi phí và ổn định doanh thu ngay trong mùa dịch, hiện VCCorp đang cung cấp chính sách Miễn phí 6 tháng sử dụng BizFly- Quản lý bán hàng online qua Chatbot ngay trong tháng 8 này!
Tham khảo ngay thông tin chi tiết ngay Tại Đây.