NextTech-Group trình bày kinh nghiệm điện tử hoá thương mại

07/09/2016 13:30 PM | Kinh doanh

Vừa qua, ông Nguyễn Hoà Bình chủ tịch HĐQT NextTech-group đã có bài trình bày về con đường 10 năm chuyển dịch từ "Thương mại Điện tử" lên "Điện tử hoá Thương mại" tại hội nghị lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế APEC.

Hiện nay CNTT và Internet đã trở thành yếu tố thứ 5 sau điện, đường, trường, trạm, khó có thể thấy một lĩnh vực nào không có bóng dáng của ứng dụng CNTT. Chỉ trong 10 năm từ 2006 đến 2016, danh sách 5 công ty có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán vốn bị thống trị bởi ngành khai khoáng và tài chính ngân hàng đã bị thay thế hoàn toàn bởi các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Nếu quốc gia nào, dân tộc nào, ngành kinh tế nào, doanh nghiệp nào không lướt được trên cơn sóng này thì cũng sẽ nhanh chóng mất cạnh tranh và chìm lấp dưới bánh xe lịch sử.

Thật vậy những "kẻ phá bĩnh" (Disrupter) là những công ty CNTT đang nhảy vào tranh phần trong những ngành công nghiệp truyền thống đã có hàng trăm năm lịch sử. Hai ví dụ nổi tiếng nhất là Uber và AirBnB hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ với chi phí cực thấp do không phải đầu tư và sở hữu tư liệu sản xuất, chỉ sau 4 năm khởi nghiệp đã đẩy các ngành Taxi và khách sạn toàn cầu vốn hoạt động trên mô hình kinh tế thị trường truyền thống vào thế khó xử. Thậm chí ngành tài chính ngân hàng cũng đang lúng túng trước những ngân hàng ảo Alibaba tại Trung Quốc hay LendingClub tại Mỹ cho phép người tiêu dung vay vốn trực tiếp lẫn nhau bỏ qua ngân hàng v.v…

Như vậy nếu coi các doanh nghiệp truyền thống là "người đẹp" thì ai sẽ cứu họ khỏi "quái thú" là các công ty CNTT đang ngày đêm nghĩ ra những ý tưởng mới để phá bĩnh miếng bánh của họ?

Trước cơ hội đó, năm 2014 NextTech-group đưa ra chiến lược "điện tử hoá thương mại" (Digitized Commerce) nhằm điện tử hoá các giao dịch truyền thống diễn ra trong thế giới thực. Theo đó thay vì sử dụng lợi thế CNTT lấn sân vào thị trường của các doanh nghiệp truyền thống như Uber, thì NextTech sẽ đưa ra các giải pháp và công cụ giúp tối ưu hoá vận hành và chi phí hoạt động nhờ ứng dụng CNTT, đồng thời trực tiếp xúc tiến tiếp thị mang đến thêm khách hàng rồi mới chia sẻ lợi nhuận trên các giá trị gia tăng mang lại.

Cụ thể trong lĩnh vực vận tải, một thành viên của NextTech-group đã phát triển hệ thống Open99.vn giúp điện tử hoá mọi khâu hoạt động của một hãng Taxi truyền thống từ giao tiếp với khách hàng, quản lý xe và lái xe, đo đạc hiệu quả hoạt động cho đến quản lý thanh toán tiền mặt và thẻ… Giải pháp được triển khai cho Taxi Mai Linh và Taxi BlueBird lớn nhất tại Việt Nam và Indonesia, từ đó giảm giá thành để đối đầu với mối đe doạ từ Uber hay Grab Car.

Trong mảng hậu cần kho vận, trước kia doanh nghiệp nào cũng phải duy trì ít nhất một kho hàng. Ngoài những khoản đầu tư ban đầu còn kéo theo nhiều chi phí khác như nhân lực vận hành, an toàn an ninh, rủi ro mất mát cháy nổ; thời gian giao hàng; thừa thiếu công suất kho theo mùa vụ; năng lực quản trị chưa chuyên nghiệp dẫn đến vận hành không tối ưu… Các yếu tố đó khiến chi phí hậu cần kho vận tại Việt Nam chiếm đến 25% GDP, cao hơn 70% so với mặt bằng thế giới và hơn gấp đôi so với các nước phát triển, là gánh nặng làm sói mòn lợi nhuận và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Trước cơ hội đó, một thành viên thuộc NextTech Group đã ra mắt dịch vụ hậu cần kho vận cho TMĐT BoxMe. Thông qua nền tảng này cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh có thể ký gửi hàng hoá vào hệ thống các trung tâm kho vận (fulfilment centers) của BoxMe triển khai khắp toàn quốc, hàng hoá lưu kho được quản trị hoàn toàn trực tuyến, ứng dụng di động hoặc giao diện lập trình API.

Khi phát sinh giao dịch, kho BoxMe gần người mua nhất sẽ xuất hàng, đóng gói rồi giao hàng thu tiền trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất. Người bán chỉ phải trả phí khi phát sinh đơn hàng mà không còn nỗi lo mùa vụ và quản lý, vì thế cắt giảm từ 30% đến 50% chi phí hậu cần kho vận trong khi tối ưu được chất lượng dịch vụ bán hàng.

Đó chỉ là ví dụ về 2 trong hơn 10 lĩnh vực mà NextTech-group đã điện tử hoá trong chuỗi 6 khâu nghiệp vụ kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua: từ Nhập hàng, Lưu kho, Bán hàng, Thanh toán đến Xử lý đơn hàng và cuối cùng là Giao hàng.

Đối với nhà làm chính sách, ông Bình cho rằng thay vì xây dựng môi trường pháp lý theo hướng kìm kẹp “không quản được thì cấm” thì cần cởi mở khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và để cho các mô hình kinh doanh truyền thuống buộc phải tự thay đổi để tồn tại. Như vậy mới thực sự là tư duy vì lợi ích chung của xã hội và tiến bộ của từng dân tộc.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM