Nếu nhà bạn đang sử dụng loại nồi chảo này thì nên vứt đi ngay vì chúng chứa chất gây ung thư

16/01/2025 20:00 PM | Sống

Nhiều gia đình cảm thấy tiếc và muốn tiết kiệm nên tiếp tục sử dụng loại nồi chảo này nhưng không hề biết rằng chúng có chứa chất độc có thể gây hại cho sức khoẻ và làm tăng nguy cơ ung thư.

Hiện nay, nồi chảo chống dính được nhiều gia đình lựa chọn vì chúng tiện lợi và có nhiều ưu điểm như không dính thức ăn, xào nấu dễ dàng,... Tuy nhiên, chảo chính được phủ một lớp sơn chống dính - đây là lớp phủ đặc biệt. Lớp phủ này có thể dễ dàng bong ra sau thời gian dài sử dụng hoặc xử lý không đúng cách.

Lớp phủ của nồi chảo chống dính chủ yếu được làm từ polytetrafluoroethylene (PTFE), một loại polymer hoặc nhựa thường, lớp phủ này thuộc nhóm hóa chất được gọi là chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS). Hóa chất ở lớp phủ này dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và tạo ra các chất độc hại như khí florua. Những loại khí này không chỉ có hại cho cơ thể con người mà còn có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, mọi gia đình phải hết sức cẩn thận khi sử dụng chảo chống dính.

Điều nguy hiểm hơn là khi lớp phủ bị hư hỏng, bong tróc sẽ sinh ra các chất độc hại và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng những chiếc nồi chảo như vậy thì thực phẩm chúng ta thường nấu có thể bị nhiễm các chất độc hại này, lâu ngày bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ. Do đó, nếu thấy nồi chảo chống dính có dấu hiệu bong tróc, bạn không nên tiếc rẻ mà vứt ngay chúng đi để bảo vệ sức khoẻ.

Nếu nhà bạn đang sử dụng loại nồi chảo này thì nên vứt đi ngay vì chúng chứa chất gây ung thư- Ảnh 1.

Nồi chảo chống dính bị bong tróc, trầy xước thì nên vứt bỏ ngay (Nguồn: Sf Environment)

2 rủi ro tiềm ẩn khi nấu ăn bằng nồi chảo chống dính

- Sử dụng nồi chảo chống dính ở nhiệt độ quá cao

Việc đun nóng nồi chảo chống dính quá 250 - 300 độ C, đặc biệt đun nóng khi nồi chảo rỗng, lớp phủ có thể phân huỷ và giải phóng các chất độc hại vào không khí. Khi hít phải các khí độc này có thể dẫn tới các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể.

- Sử dụng nồi chảo chống dính trầy xước

Như đã đề cập, khi chảo chống dính làm bằng PFAS bị trầy xước hoặc sứt mẻ, các hạt nhỏ có thể bong ra và rơi vào thức ăn bạn đang chế biến. Một nghiên cứu năm 2022 phát hiện ra rằng chảo bị trầy xước được phủ các hóa chất này sẽ giải phóng hàng nghìn đến hàng triệu hạt vi nhựa và nano nhựa.

Ăn những thực phẩm có chứa hoá chất trong lớp phủ của nồi chảo chống dính có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau bao gồm các vấn đề về gan, huyết áp cao và một số bệnh ung thư ở người. Tiêu thụ thực phẩm có nhiễm vi nhựa có thể ảnh hưởng đến phổi, gan, hệ vi sinh vật đường ruột, sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa lipid và hormone, viêm cơ thể,...

Nếu thấy vết trầy xước hoặc thức ăn của bạn bắt đầu dính vào chảo, thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy bề mặt đang bị mòn và đã đến lúc phải thay thế.

Nếu nhà bạn đang sử dụng loại nồi chảo này thì nên vứt đi ngay vì chúng chứa chất gây ung thư- Ảnh 2.

Không nên sử dụng nồi chảo chống dính ở nhiệt độ trên 250°C (Nguồn: Kitchen Ways)

Cách bảo vệ nồi chảo chống dính có thể sử dụng lâu dài

Để nồi chảo chống dính có tuổi thọ lâu hơn và không gây hại cho sức khoẻ, khi sử dụng mọi người nên:

- Rửa bằng tay, tránh rửa bằng máy rửa chén và sử dụng miếng rửa xoong nồi mềm, không gây xước nồi chảo.

- Sử dụng đồ nấu ăn bằng cao su hoặc gỗ và tránh bất cứ thứ gì bằng kim loại vì sẽ khiến nồi chảo dễ bị xước.

- Khi cất giữ, hãy trải một chiếc khăn vải lên bề mặt để tránh trầy xước do các chảo xếp chồng lên nhau.

- Tránh sử dụng nồi chảo chống dính ở nhiệt độ trên 250°C hoặc lâu hơn 45 phút.

Nếu bạn muốn thay thế nồi chảo chống dính bằng loại nồi chảo khác, bạn có thể thay thế bằng các loại nồi chảo bằng gang, thép không gỉ, nồi chảo được phủ bằng gốm.

Nguồn: Tổng hợp

Theo Vân Anh

Cùng chuyên mục
XEM