Nếu không thể kiểm soát được việc học của con, cha mẹ có thể làm theo quy tắc 'ngược đời'
Đôi khi không phải trẻ không thích học mà là do cha mẹ thúc ép quá mức.
Các chuyên gia giáo dục thường cảnh báo: Ép buộc con học một cách bất chấp chỉ có thể khiến con oán giận và trốn tránh. Chỉ khi thực sự đánh thức động lực bên trong trẻ, giáo dục mới có thể đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải phụ huynh nào cũng thấu hiểu quy luật này.
Một phụ huynh mới đây lên diễn đàn than thở: "Đêm qua tôi mất ngủ đến gần sáng". Lý do đơn giản đến mức bà mẹ cho rằng mình cảm thấy hơi xấu hổ: Đó là con trai chị không vâng lời!
"Hôm qua đi học về, thằng nhóc nán lại ăn cơm, sau đó chỉ nằm trên sô - pha xem TV. Dù tôi đã hét lên "Đến giờ làm bài rồi!" 1.001 lần, đứa trẻ vẫn phớt lờ như điếc. Lát sau, cuối cùng tôi cũng ấn con ngồi xuống trước bàn học, nhưng nó bắt đầu khóc lóc, phàn nàn bài tập khó quá, không muốn viết.
Tôi, vốn đã cạn kiệt kiên nhẫn, chỉ còn biết tức giận không nói nên lời, đóng sầm cửa bước ra ngoài. Tôi không hiểu, làm thế nào đứa trẻ có thể tích cực xem TV và chơi trò chơi, nhưng lại suy sụp như vậy khi học hành?", chị nói.
Ngược lại, một bà mẹ khác chia sẻ trải nghiệm của mình. Người này mua cho con gái một chiếc máy học chữ nhưng lại dặn: "Cái này của mẹ, con đừng nghịch nhé". Nghe đến đây, cô con gái càng tò mò, nũng nịu xin mẹ cho chơi một lát, hứa sẽ trả lại cho mẹ.
Cuối cùng, cô con gái luôn nghĩ rằng chiếc máy này thực sự là của mẹ mình, và cô bé cũng dùng chiếc máy học để học những kiến thức mới một cách thích thú trong khoảng thời gian "mượn".
Trong phần bình luận bên dưới, mọi người đều nhận định: "Nuôi dạy con chính là như vậy! Chuyện gì càng không cho làm, trẻ càng muốn làm. Ngược lại càng ép chúng càng nổi loạn. Làm ngược lại là cách quản lý con cái tốt nhất!".
Điều này không phải không có lý. Những thứ càng bị hạn chế và cấm đoán, chúng càng có thể khơi dậy những ham muốn sâu xa nhất ở trẻ. Nói cách khác, cha mẹ muốn con hứng thú hơn với việc học thì phải tìm cách khơi dậy trí tò mò, ham học hỏi của con. Suy cho cùng, động lực bên trong thực sự của trẻ không bao giờ là do cha mẹ "ép buộc".
Bị cha mẹ ép buộc là tình trạng học tập tồi tệ nhất
Trẻ con vốn nổi loạn, càng thúc ép trẻ càng muốn trốn tránh, giáo dục càng kém hiệu quả. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại phớt lờ tâm lý của con cái nên sẽ xảy ra tình trạng "càng học càng ngốc nghếch".
Một người giáo viên từng chia sẻ câu chuyện về cậu học sinh của mình. Một lần, cha mẹ của em này đã gọi điện cho giáo viên để phàn nàn, nói rằng con bà không thích học. Sau khi hiểu ra, thầy giáo đã biết được lý do.
Trên thực tế, không phải đứa trẻ không thích học, mà là con bị cha mẹ thúc ép quá mức. Ví dụ, khi cậu muốn đứng dậy và uống một cốc nước, bố mẹ sẽ chỉ trích: "Con có tập trung được không?". Cậu muốn đứng dậy thư giãn 5 phút, người mẹ bên cạnh liền chấn chỉnh: "Học nhiều con sợ chết đi à".
Dần dần, cậu bé đặc biệt chán ghét, dần dần không muốn học ở nhà: "Con không biết chuyện gì đang xảy ra, chỉ cảm thấy rằng bố mẹ càng bảo làm điều gì đó thì con càng ít muốn làm. Nhưng ở trường thì khác, sẽ không có ai thúc giục, nhưng con biết mình nên làm gì", cậu nói.
Một đứa trẻ xuất sắc không bao giờ được định hình bởi áp lực bên ngoài, mà bởi động lực bên trong. Sự thúc giục mù quáng của cha mẹ sẽ chỉ khiến trẻ oán giận và trốn tránh. Giáo dục có thể đạt được kết quả gấp đôi với nỗ lực chỉ bằng một nửa bằng cách đánh thức động lực bên trong của trẻ em.
Sự xuất sắc của trẻ đến từ động lực bên trong
Trong kinh doanh có một phương thức gọi là "tiếp thị khan hiếm". Nói một cách đơn giản, các thương gia tạo ảo giác về sự khan hiếm hàng hóa để kích thích người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng.
Suzuki, một nhạc sĩ, nhà triết học và nhà giáo dục Nhật Bản, cũng sáng tạo ra một "phương pháp giáo dục khan hiếm" tương tự. Suzuki không cho trẻ em lần đầu chạm vào đàn mà chỉ cho trẻ nghe các bạn khác chơi đàn.
Khi giai điệu đẹp và cảm động vang lên, nhóm người mới bắt đầu này đều rất phấn khích. Điều này đã khơi dậy rất nhiều mong muốn làm việc chăm chỉ để học piano của họ. Sau đó, Suzuki từ từ cho phép những người mới bắt đầu lần lượt chạm vào đàn piano trong vài phút mỗi tiết học. Vì thời gian tiếp cận với đàn violon rất ngắn nên nhóm trẻ này rất trân trọng, mỗi lần luyện tập đều rất tận tâm, hiệu quả học tập đương nhiên rất tốt.
Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng khi một điều gì đó bị cấm đoán, rất có thể khơi dậy lòng ham muốn hiểu biết của con người; đặc biệt khi chỉ cấm đoán mà không có bất kỳ lời giải thích nào, thì cảm giác bí ẩn càng dễ bị khơi dậy.
Suzuki kích thích sự khao khát kiến thức sâu sắc nhất của trẻ em và đánh thức động lực bên trong thực sự của chúng bằng cách cấm trẻ chạm vào đàn piano.
Elit Fishbach từng nói trong cuốn sách "Sức mạnh hướng nội": Sức mạnh thực sự và lâu dài phải đến từ mong muốn thực sự bên trong chứ không phải động lực bên ngoài. Cha mẹ khôn ngoan sẽ hướng dẫn con cái trải nghiệm những lợi ích và niềm vui của việc học, để chúng có thể tìm thấy động lực bên trong thực sự của mình.
Sự xuất sắc của trẻ đến từ động lực bên trong, đó là sự thật mà hầu hết các bậc cha mẹ đều đã từng nghe. Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để kích thích động lực bên trong của trẻ em? Câu trả lời rất đơn giản: hãy để trẻ luôn thấy "khan hiếm".
Ba phương pháp sau đây có thể giúp ích cho bạn:
1. Thời gian có hạn, số lượng có hạn tạo không khí khan hiếm
Cha mẹ có thể cố gắng "giới hạn nguồn cung cấp" các nguồn tài liệu học tập của trẻ, để truyền cảm hứng cho trẻ trân trọng các cơ hội học tập. Ví dụ: Bạn có thể cài đặt thời gian cho trẻ sử dụng phần mềm học tập, quá thời gian đó sẽ không sử dụng được.
Một ví dụ khác, đừng chỉ mua những cuốn sách ngoại khóa mà con bạn thích, bạn có thể đưa con đến thư viện để mượn chúng. Bằng cách này, trẻ em có thể nếm trải vị ngọt của việc học trong "bầu không khí khan hiếm".
2. Tận dụng tâm lý ngược và làm ngược lại
Có đứa trẻ từng là một cậu bé nghịch ngợm. Mỗi ngày về nhà, cậu luôn bắt đầu làm bài tập sau đủ loại trò chơi. Sau đó, mẹ của cậu đã nghĩ ra một mẹo nhỏ: Không cho con làm bài tập về nhà. Vì vậy, ngay khi con về, bà đã giấu chiếc cặp đi học để cậu ra ngoài chơi.
Mới được một ngày, đứa trẻ hoảng sợ vì biết rằng mình sẽ bị giáo viên phê bình trước lớp nếu không làm bài tập về nhà: "Mẹ chỉ muốn con làm trò hề trước mặt mọi người, nhưng con không thể để mẹ đạt được điều mẹ muốn!", cậu bé nói. Kể từ đó, khi đi học về, đứa trẻ đã chăm chỉ làm bài tập và không bao giờ để mẹ mình giấu cặp đi nữa.
Tâm lý nổi loạn của trẻ giống như một đồng xu, mặt trái là chướng ngại cho việc giáo dục, nhưng mặt phải lại là bí kíp giáo dục. Bằng cách tận dụng tốt tâm lý này, giáo dục có thể đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.
3. Cho trẻ cùng thi đua với nhau
Tâm lý học phát triển tin rằng trẻ em từ 3-5 tuổi đang trải qua "thời kỳ nhạy cảm của chủ nghĩa hoàn hảo", và có mong muốn thắng thua đặc biệt rõ ràng. Vì vậy, khi cha mẹ muốn con hoàn thành một việc gì đó, có thể tạo ra môi trường "cạnh tranh" để kích thích tâm lý của trẻ.
Thực tế cho thấy trẻ thích ganh đua luôn chủ động trong việc hoàn thành nhiệm vụ, tự giác trong suy nghĩ để tìm ra cách thức nào đem lại kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên xét cho cùng, tính ganh đua trong chừng mực nhất định sẽ là động lực giúp trẻ tiến lên, cha mẹ hãy khéo léo để lúc nào nên kích và lúc nào nên hãm để mở rộng đường cho trẻ phát triển, hoàn thiện mình. Hãy hướng trẻ đến mục tiêu vượt thành tích trước đó của chính mình và tiếp tục cải thiện, nâng cao những gì mình đang có.