Nên đi xuất khẩu lao động hay học đại học? Sếp Ngọc Lan đưa ra lời khuyên cực thấm!

03/12/2023 10:55 AM | Sống

Chủ tịch Atlantic đã có những chia sẻ hữu ích cho các bạn trẻ trong việc định hướng tương lai.

"Whose Chance - Cơ hội cho ai?" mùa 5, tập 9 mới được phát sóng tối ngày 01/12 với chủ đề đang được xã hội quan tâm: "Hiện nay, có nhiều người trẻ ở một số khu vực chọn con đường xuất khẩu lao động để kiếm tiền nhanh thay vì đi học Đại học. Theo bạn, đây có phải là xu hướng tốt?" đã ghi nhận nhiều quan điểm thú vị của các vị sếp.

Ứng viên đầu tiên là Phan Kiệt, 26 tuổi, có gần 9 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Mỹ. Đối đầu với Phan Kiệt là ứng viên Hà Thúc Sơn Tùng, 27 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng và có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia.

Với chủ đề trên, Phan Kiệt ủng hộ trào lưu xuất khẩu lao động. Bởi không phải ai cũng có điều kiện để đi học Đại học, đặc biệt là những bạn trẻ là lao động chính trong gia đình, hoặc là các bạn sinh sống tại vùng sâu vùng xa. Những bạn đó nên cho bản thân cơ hội để học hỏi thêm, và xuất khẩu lao động là lựa chọn tuyệt vời để thực hiện điều đó.

Nên đi xuất khẩu lao động hay học đại học? Sếp Ngọc Lan đưa ra lời khuyên cực thấm! - Ảnh 1.

Ngược lại, Sơn Tùng phản biện với quan điểm xuất khẩu lao động chỉ giải quyết được bài toán trước mắt, còn về lâu dài sẽ xuất hiện bất cập. Sau 5 năm, 10 năm trở về nước, người lao động có thể không có kiến thức, chuyên môn, thậm chí tay trắng. Tùng cho biết thêm, chọn lựa điều gì cũng không chắc chắn đem lại thành công nhưng học Đại học vẫn là con đường đơn giản và bền vững nhất.

Là người có kinh nghiệm hoạt động 20 năm trong ngành giáo dục, Sếp Ngọc Lan đồng ý quan điểm với ứng viên Sơn Tùng. Vị Sếp nữ chỉ ra Việt Nam không còn là đất nước nghèo, vì thế cần tập trung vào tri thức. Tuy nhiên nhiều gia đình ở vùng quê vẫn chưa nhận thức đủ về vấn đề này. Thấu hiểu điều này, qua các cuộc hội thảo, tư vấn như Du học Atlantic vẫn làm suốt thời gian qua, nhiều người đã chuyển mục tiêu từ xuất khẩu lao động sang du học và thực tế đã gặt hái được nhiều thành công.

Còn Sếp Trung Hiếu lại ủng hộ quan điểm của ứng viên Phan Kiệt và chia sẻ bản thân từng chứng kiến nhiều gia đình đổi đời nhờ việc có con em đi xuất khẩu lao động. Sau vài năm lao động vất vả, phải hy sinh nhiều thứ nhưng bù lại khi trở về có vốn để lập nghiệp.

Nên đi xuất khẩu lao động hay học đại học? Sếp Ngọc Lan đưa ra lời khuyên cực thấm! - Ảnh 2.

Sếp Ngọc Lan.

Sếp Ngọc Lan bày tỏ sâu hơn về quan điểm giữa đi học và đi làm

Sau khi chương trình phát sóng kết thúc, Sếp Ngọc Lan đã chia sẻ rõ hơn về lý do đưa ra nhận định trên. Theo vị Sếp của thương hiệu Tiếng Anh 5 Sao, các bạn trẻ chỉ nên đi xuất khẩu lao động trong trường hợp khả năng học tập không tốt hoặc không thể học tập dù là bậc Trung cấp.

Có kinh nghiệm 20 năm dẫn dắt, vận hành đơn vị tư vấn du học quốc tế của Tập đoàn Atlantic, Sếp Ngọc Lan chỉ rõ nếu đi xuất khẩu lao động, thu nhập phải chia sẻ cho 2 đầu là nghiệp đoàn Việt Nam và nước chọn đi. Nhưng nếu đi du học, toàn bộ thu nhập từ việc làm thêm đều được hưởng 100%. Chính vì vậy, thu nhập của người vừa học vừa làm tương đương người lao động đơn thuần, nhưng khi về nước, họ có bằng cấp, hoặc có thể chọn ở lại định cư.

Nên đi xuất khẩu lao động hay học đại học? Sếp Ngọc Lan đưa ra lời khuyên cực thấm! - Ảnh 3.

Vị sếp nữ duy nhất của "Whose Chance" chia sẻ: "Sự lựa chọn khác nhau là do ảnh hưởng của nền văn hóa, điều kiện cá nhân, quan điểm của từng người.

Với tôi, tôi khuyến khích các bạn khi còn trẻ hãy học tập chăm chỉ. Có thể bạn không theo học những trường về học thuật thì hãy học ở những trường nghề, hay các ngành học cụ thể hơn. Bạn không thể học đại học, thì có thể học Cao đẳng, Trung cấp. Nếu có điều kiện, hãy chọn con đường đi du học và làm thêm để vừa có ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng, vừa kiếm được tiền gửi về cho gia đình. Nếu làm được như vậy thì tôi cho rằng bạn đã có tấm bằng tốt nghiệp đáng quý nhất của cuộc đời, đó là tấm bằng của ý chí, nghị lực, quyết tâm không bỏ cuộc.

Còn nếu bạn chỉ đơn thuần đi xuất khẩu lao động sẽ tồn tại nhiều bất cập. Bởi có bạn may mắn gửi tiền về, được bố mẹ giữ hộ, đem đi đầu tư tạo ra nguồn vốn. Khi về nước, với số vốn đó, họ lập nghiệp và thay đổi cuộc đời. Nhưng không ít gia đình không giữ được tiền cho con, đem đi cho vay mượn, đầu tư thất thoát. Những bạn đó khi trở về gần như trắng tay: Không kiến thức, không bằng cấp. Ngay thứ ngôn ngữ đang dùng ở nước ngoài giờ về nước cũng không đủ để trở thành phiên dịch viên hay làm việc trong các công ty".

Không chỉ vậy, Sếp Ngọc Lan còn cho biết, người lao động khi ra nước ngoài phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khác. Không ít người khi kết thúc thời hạn hợp đồng chọn cách bỏ trốn ra ngoài làm chui. Họ có thể không gặp được người chủ tốt, bị quỵt lương, bị chính phủ bắt bất cứ khi nào, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Đây là lý do Sếp Ngọc Lan rất đầu tư cho các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và xin học bổng du học nước ngoài, của các trường Đại học quốc tế hoặc liên kết quốc tế tại Việt Nam.

Thực tế , Atlantic đã gửi đi hơn 20.000 du học sinh đến nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Nhật, Hàn…, trong đó hơn 3.500 học sinh lấy học bổng và đi du học, đồng thời tổ chức hàng chục chuyến đi giao lưu hè quốc tế cho học sinh Việt Nam.

Nên đi xuất khẩu lao động hay học đại học? Sếp Ngọc Lan đưa ra lời khuyên cực thấm! - Ảnh 4.

Sếp Ngọc Lan chụp ảnh cùng học sinh Việt Nam trong dịp tốt nghiệp tại ĐH IPU Nhật Bản.

Theo Sếp Ngọc Lan, tựu chung, việc học có ý nghĩa lớn lao, giúp mỗi người có thể đạt được vinh quang. Vì thế, ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ cần phải "tự kỷ ám thị" cho con về lợi ích to lớn của học tập và đưa ra định hướng rõ ràng.

"Hồi nhỏ, bố luôn nhắc nhở tôi phải nỗ lực học, nếu không sau này sẽ lang thang tại các bến tàu, bến xe. Tôi nghe và rất sợ điều đó, càng quyết tâm học tập vươn tới thành công, có cuộc sống tốt đẹp hơn", Sếp Ngọc Lan tâm sự.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM