Năm 2019 Việt Nam đứng trước cơ hội lớn, song cẩn trọng với việc lẩn thuế của hàng Trung Quốc qua nhãn mác "Made in Vietnam"

30/12/2018 14:44 PM | Xã hội

Việc tạm nhập tái xuất hay lấy nhãn mác "Made in Vietnam" có thể bị khai thác bởi các công ty Trung Quốc nhằm né tránh hàng rào thuế quan. Việt Nam cũng vừa mở cửa một số quy định liên quan tới giao dịch ở biên giới và cho phép sử dụng nhân dân tệ trong quan hệ thương mại.

Nâng cao chuỗi giá trị nội địa

Nền kinh tế toàn cầu nói chung đang chịu chi phối bởi lo ngại liên quan tới giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng và mối quan hệ giữa các nền kinh tế siêu cường. Trong khi sự bất định trở thành rủi ro lớn nhất, các quốc gia mới nổi và đang phát triển (EMDEs) như Việt Nam đang đứng trước thời cơ "thập kỷ có một" để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Những thay đổi căn bản trong bức tranh thương mại toàn cầu do căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung Quốc và sự cải tổ WTO có thể sẽ thúc đẩy chiến lược "Trung Quốc + 1" và "Làn gió phương nam" của Hàn Quốc. Việt Nam chính là điểm giao thoa lý tưởng giữa hai chiến lược này, ghi nhận tại báo cáo chiến lược vừa công bố của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).

Và trong làn sóng tìm kiếm điểm đến mới của các tập đoàn nước ngoài, Việt Nam hiển nhiên là một trong những lựa chọn đầy hấp dẫn nhờ vị trí chiến lược và sự kết nối sâu rộng với Trung Quốc – 1 trong 3 trung tâm sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh từ chi phí nhân công thấp sẽ không đủ để đẩy nhanh tiến trình trên, đặc biệt khi sự hấp dẫn này đang dần phai nhạt. Do vậy, Chính phủ cần vạch rõ lộ trình để hỗ trợ khối doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt được sức cạnh tranh tốt hơn.

Các giai đoạn công nghiệp hóa của Ohno

 Năm 2019 Việt Nam đứng trước cơ hội lớn, song cẩn trọng với việc lẩn thuế của hàng Trung Quốc qua nhãn mác Made in Vietnam  - Ảnh 1.

Dòng vốn ngoại sẽ hỗ trợ quá trình thoái vốn và sự phát triển của doanh nghiệp

Đầu tiên, có thể cho rằng chuỗi giá trị nội địa được hình thành bởi sự đồng nhất và hợp tác giữa các khu vực kinh tế cũng như nhà lập pháp. Trong suốt giai đoạn phát triển này, khu vực tư nhân nắm vai trò trọng yếu.

Các doanh nghiệp lớn và vừa cần được nâng đỡ để trở thành nhân tố dẫn dắt sự phát triển của chuỗi giá trị nội địa. Nếu thành công, điều này sẽ tạo tác động lan tỏa tới khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Hiện tại, VDSC ghi nhận sự hình thành của một số chuỗi giá trị nội địa trong các ngành công nghiệp khác nhau như điện tử, ô tô, dược, hàng không, dầu khí, thực phẩm và đồ uống...

Trong đó, hợp tác và tận dụng chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiện diện là việc làm tất yếu cho kế hoạch phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại, Formosa, Intel và các tập đoàn gia đình lớn đến từ Hàn Quốc như Samsung, LG, etc. đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Công ty chứng khoán này cũng ghi nhận xu hướng đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam khi khoản vốn góp và mua cổ phần đang tăng rất mạnh trong khi nguồn vốn đăng ký mới và bổ sung ít thay đổi. Thị trường M&A sẽ khá bận rộn trong thời gian tới.

Vốn đầu tư FDI (Tỷ USD)

Dòng vốn đầu tư này phần lớn đều đi vào các lĩnh vực quan trọng và hấp dẫn tại Việt Nam. Tính tới cuối tháng 11 vừa qua, tổng vốn góp và mua cổ phần đạt 2,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2016. Lượng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất ghi nhận trên 1,8 tỷ USD, theo sau là các ngành xây dựng, bất động sản, khoa học công nghệ cũng như lưu trú và dịch vụ ăn uống. Về khía cạnh địa điểm, Tp.HCM là trung tâm của dòng vốn nhờ lợi thế về sản xuất, tiêu dùng, du lịch và bất động sản.

Nguồn vốn này xuất phát chính từ ba địa điểm: Hàn Quốc, Singapore, British Virgin Islands. Như vậy, sự phát triển của dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần hỗ trợ quá trình thoái vốn và sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

Làn gió mới từ FTAs

Bên cạnh việc phát triển chuỗi giá trị nội địa theo chiều sâu, các hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ tác động mạnh tới sự phát triển và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Trong khi hiệp định CPTPP có thể sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/2019, cơ hội từ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) là rất lớn.

EVFTA là một dạng hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó bao gồm các vấn đề như giải quyết tranh chấp đầu tư, bảo hộ sở hữu trí tuệ và kiểm soát an ninh mạng. Một khi có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99% các dòng thuế, gỡ bỏ rào cản luật pháp, đảm bảo sự an toàn và mở cửa thị trường dịch vụ cũng như đấu thầu khu vực công. Đáng chú ý, hiện tại chỉ 42% hàng hóa xuất khẩu sang Châu Âu được hưởng mức thuế 0%. Rõ ràng, cơ hội tiềm năng từ thị trường này rất lớn đối với Việt Nam.

Tuy nhiên, xác suất Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận trên chỉ ở mức 50%. Chính phủ Việt Nam cần chứng tỏ sự cải thiện rõ nét trong vấn đề nhân quyền và đánh bắt thủy, hải sản.

 Năm 2019 Việt Nam đứng trước cơ hội lớn, song cẩn trọng với việc lẩn thuế của hàng Trung Quốc qua nhãn mác Made in Vietnam  - Ảnh 2.

Đáng chú ý, một trong những lo ngại lớn nhất liên quan đến việc hàng hóa nhập khẩu trái phép hoặc nhập qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Trong năm 2010, quy mô giao dịch không chính thức giữa Việt Nam – Trung Quốc ước đạt 10 tỷ USD, tương đương 37% tổng giá trị ghi nhận. Việc tạm nhập tái xuất hay lấy nhãn mác "Made in Vietnam" có thể bị khai thác bởi các công ty Trung Quốc nhằm né tránh hàng rào thuế quan. Việt Nam cũng vừa mở cửa một số quy định liên quan tới giao dịch ở biên giới và cho phép sử dụng nhân dân tệ trong quan hệ thương mại.

Theo Bảo An

Cùng chuyên mục
XEM