Muốn làm ít hưởng nhiều: Bạn không phải là kẻ lười biếng đâu, đó là tố chất của doanh nhân thành đạt đấy

02/02/2017 08:15 AM | Kinh doanh

Nếu có thể, bạn hãy bắt đầu thói quen “làm ít hưởng nhiều” một cách nghiêm túc!

Nhiều người thường cho rằng, để có một cuộc sống đầy đủ và thành công, chúng ta phải làm việc càng nhiều càng tốt, đặc biệt là những việc có ý nghĩa. Do vậy, việc loại bỏ quy định hoặc cố gắng làm mọi thứ một cách càng nhanh càng tốt khiến chúng ta có cảm giác mình chưa hoàn thành nhiệm vụ và là kẻ lười biếng.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có nghiên cứu nào chứng minh được rằng làm nhiều sẽ đảm bảo thành công lớn. Đôi khi thành công lại xuất phát từ chính sự lười biếng và tâm lý muốn “làm ít hưởng nhiều” của chúng ta.

Vậy làm thế nào để bạn có thể “làm ít, hưởng nhiều” và vẫn đạt được thành công như mong đợi?

1. Nghỉ giải lao thường xuyên và có lịch trình cụ thể

Giả sử bạn được sếp giao cho một quả tạ và yêu cầu bạn phải nâng nó qua đầu 5000 lần vào cuối ngày làm việc. Bạn sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ này?

Bạn cố gắng tập nâng đi nâng lại quả tạ cho đến khi cánh tay mỏi rã và lặp lại cho đến lần thứ 5000? Hay bạn sẽ vừa làm vừa nghỉ giữa chừng vài lần cho cánh tay đỡ mỏi rồi mới thực hiện đủ 5000 lần?

Chắc chắn hầu hết mọi người đều chọn cách thứ hai.

Bộ não của con người cũng tương tự như vậy. Bạn không thể lặp lại một công việc quen thuộc liên tục trong suốt 5000 lần. Thay vì cố gắng làm đến kiệt sức như thế, bạn nên tạo điều kiện cho não bộ có cơ hội nghỉ ngơi đều đặn và theo lịch trình cụ thể. Làm được điều này, bạn sẽ kiểm soát được hoạt động của não suốt cả ngày làm việc dài, hoàn thành mọi nhiệm vụ nhanh và hiệu quả hơn, và đương nhiên bạn sẽ phải làm việc ít hơn.

2. Giao quyền và loại bỏ

Bạn có thể sử dụng ma trận ra quyết định Eisenhower như một công cụ hàng ngày để giúp bạn làm việc dễ dàng hơn từ sáng đến tối. Ma trận này có 4 danh mục, nhưng bạn chỉ cần tập trung vào 2 danh mục giúp bạn có thêm thời gian nghỉ trong ngày làm việc để làm ít hơn: giao quyền và loại bỏ.

“Giao quyền” nghĩa là có những nhiệm vụ bạn phải hoàn thành và khá cấp bách nhưng chúng không phải là ưu tiên hàng đầu của bạn. Với những nhiệm vụ này, bạn có thể giao lại cho người khác xử lý. Trong trường hợp bạn không có ai để ủy quyền, hãy tự xây dựng cho mình một trợ lý ảo.

“Loại bỏ” nghĩa là có một số nhiệm vụ sẽ phải hoàn thành nhưng không quá gấp gáp. Bạn có thể biện minh rằng chúng không thực sự quan trọng hoặc không đóng góp lớn vào việc tăng hiệu suất của bạn. Do đó, việc tập trung ưu tiên vào những nhiệm vụ này là điều không cần thiết và nó sẽ làm lãng phí thời gian quý báu của bạn cho những việc khác quan trọng hơn. Hãy loại bỏ chúng để đạt hiệu quả cao nhất!

3. Dành thời gian để suy nghĩ nhiều hơn

Bạn có thể kết hợp đan xen giữa thời gian dành cho công việc hàng ngày với các mục tiêu cá nhân. Chẳng hạn như khi dừng làm việc, hãy ngồi yên lặng và suy nghĩ sẽ có tác động rất tốt đến tâm lý cá nhân và thành tích trong công việc của bạn.

Dành thời gian chỉ để ngồi suy nghĩ – điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng nó hoàn toàn có cơ sở đấy. Các CEO thành công như nhà sáng lập LinkedIn Jeff Weiner hay tỷ phú Warren Buffett đều có thói quen dành rất nhiều thời gian chỉ để suy nghĩ.

Đương nhiên, thời gian để suy nghĩ sẽ không được tính khi bạn ngồi thiền, mặc dù thiền cũng là một lựa chọn rất tuyệt vời giúp bạn tĩnh tâm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không phải ngồi ở một nơi hoàn toàn yên lặng. Việc bạn cần làm là tìm một nơi nào mà tâm trí bạn cảm thấy thoải mái nhất, tạo điều kiện cho bạn tập trung và ưu tiên giải quyết các các vấn đề.

Trong một số trường hợp, bạn có thể ngồi mà chẳng cần suy nghĩ về điều gì cả. Lúc này, bộ não của bạn sẽ hoàn toàn thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.

Vậy đó, bạn hoàn toàn có thể đưa ra quyết định thông minh hơn mà không cần làm việc nhiều. Vấn đề nằm ở chiến lược của bạn mà thôi!

Khánh Ly

Cùng chuyên mục
XEM