Mừng - lo Hiệp định CPTPP dưới góc nhìn từ Nhà nước, Chính phủ đến doanh nghiệp
Chiều nay, 12/11, các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Nghị định phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Nếu được thông qua, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 7 chính thức phê chuẩn CPTPP.
Việc sớm thông qua CPTPP, như Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận là giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Phát biểu trong phiên họp trình Hiệp định CPTPP ra Quốc hội, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước nhấn mạnh đến vai trò, vị thế của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định này. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường.
Bên cạnh củng cố vị thế, CPTPP cũng mở ra nhiều cơ hội về kinh tế cho Việt Nam. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, xuyên suốt khẳng định.
Những lợi ích về kinh tế đã được cụ thể hoá bằng con số như tăng trưởng GDP, số lượng việc làm được tạo ra, lượng hàng hoá được xuất khẩu hay tỷ lệ giảm đói nghèo...
Tuy nhiên, hiện trong 11 quốc gia thì GDP Việt nam thấp hơn cả nên Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức lớn.
CPTPP sẽ mang lại cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thêm việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, nhưng cũng tạo ra nhiều rủi ro gây lo lắng khôn nguôi.
Việc thông qua CPTPP, như rất nhiều phân tích đã chỉ ra là rất cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ cũng như có nhiều kịch bản để đối diện với một cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức này.