Một loạt "ông lớn" ngành ngân hàng chịu mức phạt lên đến hàng tỷ USD do các vụ rửa tiền, cái giá quá đắt của tiền "bẩn"
Các khoản tiền phạt đã tăng lên hàng tỷ USD, nhưng vẫn chưa rõ rằng liệu những nỗ lực thực thi có đủ để giảm thiểu những vụ rửa tiền hay không.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, hàng loạt động thái trừng phạt thẳng tay đã được thực thi đối với những hành vi rửa tiền, chủ yếu là đều được thực hiện thông qua các ngân hàng, công ty bù nhìn và cơ chế khác để che đậy những hoạt động này. Các khoản tiền phạt đã tăng lên hàng tỷ USD, nhưng vẫn chưa rõ rằng liệu những nỗ lực thực thi, như những trường hợp dưới đây, có đủ để giảm thiểu những đường dây rửa tiền hay không. Theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma tuý và Tội phạm (UNODC), các giao dịch mờ ám vẫn tiếp tục diễn ra, với giá trị lên tới 2 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Dưới đây là những vụ rửa tiền với mức phạt lên đến hàng tỷ USD:
Citigroup
Mức phạt: 237 triệu USD
Từ khoảng năm 2007 đến 2012, Banamex USA, một công ty con của Citi, đã xử lý hơn các giao dịch trị giá hơn 8,8 tỷ USD mà hầu như không có bất kỳ sự giám sát nào. Năm 2015, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ và Sở Giám sát Kinh doanh California đã đưa ra mức án phạt với Citigroup. Hai năm sau đó, công ty này đã ký một thoả thuận tạm hoãn truy tố với Bộ Tư pháp Mỹ.
JPMorgan Chase
Mức phạt: 2,05 tỷ USD
Trong khoảng 15 năm hoặc hơn, theo sự dàn xếp của Toà án Mỹ vào năm 2014, JPMorgan đã phớt lờ những lời cảnh báo về mức độ nguy hiểm từ các giao dịch của nhà tài chính giàu có của Phố Wall, Bernard Madoff, người đã sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để thực hiện mô hình Ponzi với 65 tỷ USD, đây là số tiền được dùng để rửa tiền lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Ngân hàng Wachovia
Mức phạt: 160 triệu USD
Các băng đảng ma tuý của Mexico đã sử dụng các tài khoản tại Wachovia để phục vụ cho các hoạt động rửa tiền. Từ năm 2004 đến năm 2007, kể từ khi được Wells Fargo mua lại, ngân hàng này đã xử lý ít nhất 373 tỷ USD tiền chuyển khoản từ các tổ chức tiền tệ của Mexico, theo một thoả thuận tạm hoãn truy tố ký với chính quyền Mỹ năm 2010.
Liberty Reserve
Nền tảng tiền kỹ thuật số hoạt động chủ yếu ở Costa Rica này là trung tâm để thực hiện một vụ rửa tiền 6 tỷ USD. Năm 2016, chính quyền Mỹ đã kết án nhà sáng lập của nền tảng này, Arthur Budovsky, 20 năm tù vì điều hành một doanh nghiệp rửa tiền thông qua Liberty Reserve.
PDVSA (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela)
Cựu nhân viên của ngân hàng Julius Baer, Matthias Krull, đã bị toà án Mỹ kết án 10 năm tù vào hồi tháng 10 do anh này đã hỗ trợ cho một vụ rửa tiền 1,2 tỷ USD từ ngân hàng nhà nước Petróleos de Venezuela SA (Ngân hàng này lại không bị cáo buộc về bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào). Ngoài ra, ông Rafael Ramirez, người từng giữ chức Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí và Chủ tịch PDVSA, cũng bị tình nghi tham gia vào đường dây rửa tiền thông qua Ngân hàng tư nhân Andorra (BPA) từ năm 2006.
Standard Chartered
Mức phạt: 967 triệu USD
Năm 2012, ngân hàng này đã phải trả 667 triệu USD tiền phạt do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran. Năm 2014, tiểu bang New York đã tuyên bố mức phạt 300 triệu USD vì các hành động kiểm soát hành vi chống rửa tiền được thực hiện thiếu nghiêm ngặt.
HSBC
Mức phạt: 1,9 tỷ USD
Ngân hàng HSBC đã không có hành động giám sát chính xác đối với 670 triệu USD tiền chuyển khoản từ Mexico và hơn 9,4 tỷ USD trong các giao dịch mua đồng tiền tệ của Mỹ, theo một thoả thuận tạm hoãn truy tố với chính quyền Mỹ năm 2012. Một hệ thống gửi và chuyển tiền được thực hiện một cách tỉ mỉ cho phép các băng đảng ma tuý của Mexico và Colombia rửa tiền cho các hoạt động bất hợp pháp.
Danske Bank
Vào hồi tháng 9, ngân hàng này cho biết khoảng 200 tỷ euro (230 tỷ USD) có thể là một giao dịch bất hợp pháp đã được thực hiện qua đơn vị Estonian của họ trong 9 năm qua, bất chấp những cảnh báo từ các cơ quan quản lý và người tố giác. Các cuộc điều tra hiện vẫn đang được tiến hành ở Đan Mạch, Estonia và Mỹ.
ING
Mức phạt: 900 triệu USD
Trong một thoả thuận hồi năm 2018 với các nhà chức trách Hà Lan, ngân hàng này đã thừa nhận những thiếu sót nghiêm trọng trong việc ngăn chặn những khoản thanh toán bất hợp pháp của VimpelCom tới một công ty thuộc sở hữu của một quan chức chính phủ Uzbekistan. VimpelCom, ban đầu là một công ty viễn thông của Nga, hiện được gọi là VEON.
Deutsche Bank
Mức phạt: 670 triệu USD
Năm 2017, chính quyền Mỹ và Anh đã đưa ra mức phạt đối với ngân hàng này vì một loạt các giao dịch được thực hiện thông qua văn phòng tại Moscow. Các giao dịch này cho phép người Nga chuyển đi hàng tỷ USD bằng cách mua cổ phiếu bằng đồng rúp ngay tại nhà và bán đi số cố phiếu đó tại Anh để lấy USD hoặc euro.
Commerzbank
Mức phạt: 1,45 tỷ USD
1MDB
Từ năm 2009 đến 2015, hơn 4,5 tỷ USD đã được rót từ quỹ của chính phủ vào tay một loạt các quan chức cùng các cộng sự bị cáo buộc tham nhũng, theo đơn khiếu nại của Bộ Tư pháp Mỹ năm 2017. Malaysia đã công bố cáo buộc hình sự đối với Goldman Sachs, ngân hàng đã sắp xếp các thương vụ bán trái phiếu cho 1MDB. Ngân hàng này cho biết họ sẽ "đấu tranh quyết liệt" với những mức phạt được đưa ra.
Commonwealth Bank of Australia (CBA)
Mức phạt: 700 triệu AUD (530 triệu USD)
Hồi tháng 6, ngân hàng lớn nhất nước Úc đã phải chịu mức phạt dân sự lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp của Úc sau khi thừa nhận hơn 53 nghìn lần vi phạm luật rửa tiền. Đây là hành vi rửa tiền hàng triệu USD thông qua các máy ATM của các tổ chức tội phạm có liên quan đến việc nhập khẩu và phân phối thuốc phiện, trong đó có cả chất methamphetamine.