Món đồ quen thuộc của người Việt có thể là ổ chứa vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

08/11/2022 08:06 AM | Sống

Đũa là vật dụng thiết yếu, góp mặt trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng đũa trong thời gian dài có thể sản sinh ra những độc tố gây hại tới sức khỏe thành viên gia đình.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đũa khác nhau như đũa gỗ, đũa kim loại, đũa nhựa... Người tiêu dùng có thể tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu mà lựa chọn loại đũa phù hợp với gia đình mình. Mỗi loại đũa đều có ưu - nhược điểm riêng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đũa là vật dụng dễ biến đổi theo thời gian, nên cần được thay thế kịp thời sau một thời gian sử dụng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng đũa để tránh mang bệnh tật vào người.

Đũa gỗ

Đây là loại đũa phổ biến được nhiều gia đình sử dụng. Loại đũa này có giá rẻ và dễ dùng hơn so với đũa kim loại. Tuy nhiên, khi sử dụng đũa gỗ, bạn cần hết sức cẩn trọng.

Đũa gỗ rất dễ sản sinh nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt. Khi đũa bị mốc, chất độc aflatoxin được sinh ra.

Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Bản thân đũa gỗ không chứa Aspergillus. Nhưng trong quá sinh sử dụng, đũa không được vệ sinh sạch sẽ và còn sót lại thực phẩm cộng với điều kiện ẩm thấp trong nhà bếp khiến đũa bị mốc và sinh ra chất độc. Hơn nữa, nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ chất aflatoxin này.

Ngoài ra, đũa gỗ sử dụng lâu ngày sẽ có những đường nứt. Vi khuẩn, bụi bẩn có thể tích tụ ở đó và rất khó để làm sạch.

Bản thân đũa gỗ (hoặc đũa tre) không có độc và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi chúng bị mốc, bạn tuyệt đối không được tiếp tục sử dụng.

Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên rửa đũa thật sạch; thường xuyên lấy đũa ra phơi nắng, khử trùng tủ đựng bát đũa; nên thay đũa gỗ 6 tháng/lần.

Món đồ quen thuộc của người Việt có nguy cơ trở thành ổ chứa vi khuẩn - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sakura

Đũa nhựa

Đây là loại đũa khá phổ biến và được nhiều gia đình sử dụng. So với đũa tre và gỗ thì đũa nhựa là phiên bản nâng cấp hơn. Vì đũa nhựa đặc biệt nhẵn nên rất tiện vệ sinh, sau khi rửa bằng khăn sạch sẽ rất khô, bụi bẩn không dễ xâm nhập vào bên trong.

Tuy nhiên, đũa nhựa cũng không phải loại mà bạn nên dùng hàng ngày. Đũa nhựa rất dễ bị nóng chảy mà đa số các món ăn của chúng ta đều ở trạng thái nóng. Nhiệt độ cao của thức ăn có thể làm các chất trong đũa nhựa trôi ra đồ ăn và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Đặc biệt không dùng đũa nhựa đểu nấu ăn bởi vì chúng có thể chảy ra và biến dạng. Một số loại đũa nhựa có màu sẽ bị phai màu sau một thời gian dài sử dụng, lúc này cần thay thế kịp thời.

Đũa kim loại

Đũa kim loại rất phổ biến trong những năm gần đây, Một mặt, đũa kim loại không dễ gãy, độ mài mòn thấp, độ bền cao, phù hợp với tâm lý tiết kiệm của nhiều người.

Tuy nhiên, đũa kim loại cũng có mặt hạn chế, vì đũa làm bằng chất liệu này thường được phủ một lớp sơn mài để nhìn bóng mịn và cao cấp, đồng thời có tác dụng chống gỉ sét, ngăn chặn sự xâm nhập liên tục của các nguyên tử oxy, chống oxy hóa.

Món đồ quen thuộc của người Việt có nguy cơ trở thành ổ chứa vi khuẩn - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Carving a Journey

Nhưng nếu inox tiếp xúc với axit, kiềm và muối trong một thời gian dài, màng oxit bề mặt có thể bị phá hủy. Vì vậy đũa thép không gỉ, bao gồm các loại đồ dùng bằng thép không gỉ, nên tránh tiếp xúc lâu dài với axit, kiềm, dung dịch muối, hoặc các kim loại nặng như niken và crom, vì chúng có thể đi vào cơ thể, gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Đũa kim loại có chứa kim loại nặng, đồng thời chất liệu phủ ngoài cũng chứa một số độc tố nên việc sử dụng thường xuyên cũng sẽ gây ra những tác hại nhất định cho sức khỏe của bạn.

Mặc dù đũa kim loại có thể sức bền tới trăm năm, nhưng một khi lớp sơn bên ngoài bị bong ra, kim loại sẽ hiện nguyên trạng, đây là lúc bạn nên thay đũa.

Nên chọn và sử dụng đũa như thế nào để bảo vệ sức khỏe gia đình?

Các chuyên gia cho rằng, đũa tre và đũa gỗ là hai loại không độc hại và thân thiện với môi trường hơn các loại đũa khác. Đây là loại đũa bạn nên ưu tiên sử dụng.

Ngoài những loại đũa nêu trên, chuyên gia khuyên bạn không chọn mua đũa chất liệu sơn mài để ăn uống hàng ngày vì trong chất liệu sản xuất sẽ chứa các kim loại nặng như chì sơn và dung môi hữu cơ như benzen và các chất có thể gây ung thư khác. Những chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở nhóm người già, trẻ em.

Nhược điểm của đũa tre, gỗ là dễ bị ẩm mốc, bám bẩn, nhiễm khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Dùng loại đũa này nên chú ý vệ sinh để đảm bảo an toàn khi sử dụng bằng cách khử trùng và thay mới thường xuyên.

Thêm vào đó, bạn có thể thường xuyên thay đổi và mua mới các loại đũa gỗ, đũa tre để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM