"Mọi người là hãy dọn dẹp các trang mạng xã hội, đừng mở cửa chào đón chúng, đồng thời đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác"

01/11/2018 09:20 AM | Sống

Đó là lời khuyên của Cyndie Spiegel - Người sáng lập tổ chức The Collective (of Us) dành cho những người trẻ đang có tư tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp.

Người sáng lập tổ chức The Collective (of Us), Cyndie Spiegel nói rằng bạn không bao giờ nên so sánh bản thân mình với người khác. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân.

Trong 17 năm, Cyndie Spiegel đã từng làm việc cho những nhãn hàng thời trang danh tiếng nhất, trong đó có cả Coach và Narcio Rodriguez. Cô cũng từng giúp định hình xu hướng thời trang cho những sinh viên trẻ tại trường thiết kế Parsons và trường cũ của mình, Viện Công nghệ Thời trang (Fashion Institute of Technology). Một ngày cô bỗng nhận ra mặc dù mình rất yêu thích thế giới thời trang nhưng nó không phải là công việc làm cho cô cảm thấy hứng thú và hạnh phúc nhất.

Vào năm 2015, với kinh nghiệm của một giáo viên dạy yoga, một diễn giả, một nhà chiến lược kinh doanh nhỏ và một huấn luyện viên, Spiegel đã gây dựng The Collective (of Us), một tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp được thiết kế để giúp các nữ doanh nhân khởi nghiệp phát triển công ty của họ thông qua các mạng lưới, tổ chức cộng đồng và chia sẻ kiến thức, trao đổi các công cụ hữu ích và các chiến lược kinh doanh.

Spiegel nói rằng cô thực hiện dự án này vì cô cảm thấy bản thân được giải phóng sau khi trở thành sếp của chính mình. Chia sẻ với tờ Entrepreneur cô cho biết "Tôi khởi nghiệp một cách rất tình cờ. Tôi nghĩ mình đã quá tuổi để làm việc này vì khi ấy tôi đã 35 tuổi rồi, và tôi đã không còn sức ảnh hưởng trong cộng đồng nữa". "Tôi cần những người phụ nữ khác biệt ngoại trừ việc họ đều có sự nghiệp riêng, và những người phụ nữ cùng chung lý tưởng muốn giúp đỡ những người phụ nữ khác. Và tôi chính là người tổ chức và giám sát cộng đồng đó."

Hàng năm mọi người có một cơ hội duy nhất để đăng ký tham gia  tổ chức của Spiegel với những yêu cầu rất rõ ràng: "Bạn là người cởi mở và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác đến mức nào? " Spiegel nhấn mạnh: "Tôi cũng muốn bạn biết rằng khi bạn sẵn lòng chia sẻ kiến thức của mình với đồng nghiệp là khi bạn đã gạt bỏ hoàn toàn suy nghĩ rằng họ như đang ăn cắp ý tưởng của bạn. Nơi đây hoàn toàn an toàn". "Tôi thực sự thoải mái khi bàn về những vấn đề tế nhị mà không làm cho người nghe cảm thấy nặng nề do chưa thấu hiểu. Và thế cho nên vai trò của tôi vừa là một người lãnh đạo cộng đồng vừa là một nhà xây dựng."

Trong loạt chương trình "Open Every Door ", Cyndie Spiegel, tác giả của Entrepreneur Nina Zipkin chia sẻ cuộc nói chuyện của cô ấy với những vị lãnh đạo về những gì bạn phải cho đi, xác định những rào cản trên con đường bạn lựa chọn, định hướng và tạo dựng cơ hội cho bản thân và những người khác. Dưới đây là cuộc trò chuyện với cô ấy. 

Mọi người là hãy dọn dẹp các trang mạng xã hội, đừng mở cửa chào đón chúng, đồng thời đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác - Ảnh 1.

Cyndie Spiege - Người sáng lập tổ chức The Collective (of Us)

Tại sao công việc này lại có ý nghĩa đối với bạn?

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở New Jersey. Mẹ tôi đã sở hữu một khu trò chơi điện tử trong khoảng 3 hay 4 năm gì đó. Và mẹ tôi trở thành một con người hoàn toàn khác khi bà có công việc của mình. Dì tôi cũng có một cửa hàng thu âm nhưng cuối cùng cũng bị phá sản. Tôi thấy được sự thay đổi rõ rệt ở những người phụ nữ khi họ sở hữu một cái gì đó và thứ sức mạnh họ đánh mất khisự nghiệp không còn.

Tôi nghĩ mình sẽ không thực sự hiểu điều đó cho đến một năm trở lại đây. Nó không nhất thiết phải là khi bạn sở hữu một doanh nghiệp đáng giá hàng trăm triệu hay hàng tỉ đô la. Mà sức mạnh nằm ở chỗ bạn điều khiển được cuộc sống của mình ở một mức độ nhất định và có khả năng chăm lo cho gia đình của bạn. Và vì là một người đã từng lớn lên trong nghèo khó, tôi cho rằng chúng ta đã đánh giá thấp sức mạnh đó khi chỉ tập trung vào những sự nghiệp to lớn. Đó không phải là thứ gì đó quá to lớn và đồ sộ.

Lời khuyên dành cho những người đang phải đối mặt với "hội chứng kẻ mạo danh"?

Tôi nghĩ chúng ta vô thức mắc phải hội chứng kẻ mạo danh qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng ta theo dõi những người khiến chúng ta cảm thấy bản thân như kẻ bắt chước. Không phải vì chúng ta đang cố làm như vậy, mà chỉ vì chúng ta cảm thấy họ tài giỏi hơn. Cho nên bề ngoài chúng ta quan tâm họ dưới danh nghĩa để tiếp thêm nguồn cảm hứng nhưng thực ra bên trong, việc đó càng làm chúng ta tự ti về năng lực của bản thân. Vì thế, đừng theo dõi họ nữa. Và nếu như họ đang thật sự làm việc nghiêm túc, họ sẽ chẳng bao giờ có thời gian để ý bạn đã làm gì, còn hay không còn theo dõi họ.

Việc đầu tiên tôi luôn luôn đề nghị mọi người là hãy dọn dẹp các trang mạng xã hội. Đừng mở cửa chào đón chúng vào trong cuộc đời của bạn. Đừng so sánh bản thân mình với người khác. Đừng đánh giá điều đó đúng hay sai. Bạn luôn luôn có một câu hỏi rằng không phải mình có khả năng xử lí việc đó hay sao? Và câu trả lời là không. Vì bạn là một con người và đôi khi bạn chỉ không thể làm hết tất cả mọi thứ. Nhưng một phần của việc này là để bạn hiểu được cảm giác của bản thân như thế nào. Nếu chúng ta có thể tự ý thức và ngừng bắt ép bản thân phải làm một cái gì đó, thì khi đó chúng ta mới thật sự có thể xử lí được mọi thứ.

Mọi người là hãy dọn dẹp các trang mạng xã hội, đừng mở cửa chào đón chúng, đồng thời đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác - Ảnh 2.

Cần nghĩ gì để bản thân cảm thấy tự tin nhất?

Khi chúng ta được sếp nhận xét và giả dụ ông ta đưa ra hàng ngàn những lời lẽ có cánh nhưng chỉ duy nhất một câu mang tính chất thúc đẩy sự phát triển, và đó là câu chúng ta cần lưu tâm. Chúng ta không để tâm tất cả những lời khen thật sự tích cực. Chúng ta lưu ý một việc duy nhất mà bản thân còn thiếu sót. Vì thế ở nơi làm việc, bạn cần biết mình thật sự giỏi ở lĩnh vực gì và đầu tư hết mức ở các thế mạnh đó. Viết những điều đó ra một tờ giấy và dán ở khắp mọi nơi: trên bàn làm việc, hoặc trên máy tính của bạn. Tôi có những thứ như vậy trong phòng tắm của mình, thật đấy, không đùa đâu nhé! Vì vậy mỗi khi tôi mở cửa phòng ra, tôi như thể "Ồ, tí thì quên, mình là một con người tuyệt vời đấy chứ".

Một việc khác tôi muốn mọi người làm là nhắn tin cho 5 đến 10 người và hỏi họ về những đặc điểm tích cực mà họ sở hữu. Mới đầu họ sẽ cảm thấy bối rối và sau đó nó sẽ trở thành một trong những bài tập tốt nhất họ từng làm vì công việc đó là một lời nhắc nhở tuyệt vời cho chúng ta. Và cũng đừng chỉ làm việc này mỗi một lần – cũng đừng thực hiện nó mỗi ngày bởi điều đó hơi kì quặc – những sẽ ổn nếu như mỗi năm một lần hoặc hơn.

Trong sự nghiệp của mình, bạn đã từng phạm phải những sai lầm nào và làm thế nào để vượt qua nó?

Một vài năm trước đây khi tôi mới bất đầu khởi nghiệp, tôi nằm trong một nhóm cùng với những nữ doanh nhân khác, và tôi nhớ mình đã gửi thư cho một người phụ nữ là người sáng lập của một nhóm tương tự. Tôi có cùng một suy nghĩ về sự phát triển chuyên nghiệp và lúc đó tôi đã không nhận ra rằng mình chưa bao giờ trong cùng một môi trường với những người khác. Bạn không biết những thứ mình không biết. Đối với tôi, tôi nghĩ mình chỉ đang đưa ra những lời nhận xét theo hướng phát triển. Nhưng cô ấy không hỏi tôi những điều đó. Và cô ấy thực sự khó chịu.

Tôi đã ngay lập tức rút ra được bài học cho mình rằng nếu người ta không hỏi, thì bạn không việc gì phải đưa ra ý kiến cá nhân bởi vì bạn không chung một nhóm, không đồng cảnh với họ. Tôi cũng học được rằng nên cẩn thận khi sử dụng ngôn từ nếu như những ai khác không hiểu ý tôi.

Với vai trò là một nhà lãnh đạo, bạn đã trưởng thành và thay đổi như thế nào?

Tôi trở nên ít khép kín hơn. Nếu là 3 năm về trước thì tôi sẽ không bao giờ cởi mở như vậy. Và tôi nhận ra rằng thể hiện con người thật của mình là điều đúng đắn mà tôi luôn muốn hướng tới. Điều đó không có nghĩa là ai cũng muốn như vậy, và chuyện đó hoàn toàn bình thường.

Mọi người là hãy dọn dẹp các trang mạng xã hội, đừng mở cửa chào đón chúng, đồng thời đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác - Ảnh 3.

Có lời khuyên nào từ cố vấn của bạn mà bạn còn khắc sâu trong tâm trí đến tận ngày hôm nay không?

Tôi đã hỏi một tác giả, người đã viết rất nhiều hồi kí, rằng làm thế nào cô ấy có thể kể nhiều câu chuyện đến như vậy? Cô trả lời, "Cyndie, cô là người quyết định nên kể câu chuyện nào ở thời điểm nào. Cô có thể kể về những thứ bản thân cảm thấy thích và quen thuộc trong ngày hôm nay. Mặc dù đó thậm chí không phải về công việc cụ thể của tôi, nó là phần dự bị. Nhưng nó rất tuyệt vời.

Những thời điểm khó khăn bạn nói gì với chính mình?

Rồi chúng cũng sẽ qua thôi. Không cần biết đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ hay tồi tệ, những lúc tuyệt vời, trên cả tuyệt vời hay là tận cùng của thế giới, chúng đều sẽ trôi qua thôi. Đừng để bị mắc kẹt trong đó. Đừng đắm chìm trong sự kiêu hãnh khi đang ở thời kì đỉnh cao cũng như đừng dấn sâu vào sự mất mát khi bạn không còn gì cả.

Bạn đã chuyển từ thời trang và những thứ hào nhoáng để trở thành một người cố vấn – vậy bạn có lời khuyên gì dành cho những ai đang muốn thay đổi sự nghiệp như bạn?

Hãy thành thật với bản thân về những thứ bạn sẵn sàng từ bỏ, đặc biệt khi bạn chuyển từ công việc làm thuê cho ai đó sang sự nghiệp kinh doanh cá nhân. Bạn sẽ phải bỏ lại một vài thứ gì đó. Cho nên hãy thật sáng suốt và bạn phải biết chắc rằng mình đủ quyết tâm và nhiệt huyết với công việc mới mà vì nó bạn đã phải đánh đổi một số thứ. Chỉ cần bạn biết mình đang làm gì và dồn hết tâm huyết vào nó. Và đừng để những thứ mới mẻ làm bạn sợ để rồi cuối cùng không thực hiện được những điều bạn muốn.

An Chi

Cùng chuyên mục
XEM