Mộ mưu sĩ Bàng Thống vì sao được gọi là "mộ máu" và không kẻ nào cả gan xâm phạm?

27/04/2019 20:17 PM | Sống

Được đặt ở nơi dễ tìm, lại là người có danh vọng, địa vị nhưng mộ của mưu sĩ Bàng Thống vẫn khiến kẻ khác kính sợ, không dám xâm phạm. Vì sao?

Vào những năm 1960, một chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ tại một ngôi làng ở Bạch Mã Quan (nay thuộc Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Sau khi tìm hiểu và phân tích các nguồn sử liệu, người này kết luận ra rằng tuổi của ngôi mộ này có từ thời Tam Quốc, nhưng điều đáng nói nhất là ngôi mộ này thậm chí còn không có dấu vết của việc bị xâm phạm hoặc bị khai quật dù vùng đất này đã trải qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh, loạn lạc.

Người dân địa phương còn gọi là "huyết mộ", nghĩa là ngôi mộ máu. Chủ nhân của ngôi mộ chính là mưu sĩ Bàng Thống nổi tiếng thời Tam Quốc.

 Mộ mưu sĩ Bàng Thống vì sao được gọi là mộ máu và không kẻ nào cả gan xâm phạm? - Ảnh 1.

Bàng Thống là mưu sĩ tài năng của Lưu Bị. Ảnh minh họa: Internet

Bàng Thống còn gọi là Bàng Sĩ Nguyên hay Phượng Sồ, ông là mưu sĩ tài năng của Lưu Bị. Tài năng từng được đánh giá là sánh ngang Gia Cát Lượng nhưng lại là người đoản mệnh. Ông qua đời ở tuôi 36 trong một trận chiến tại Nhạn Kiều do bị tên bắn trúng.

Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" thì ông qua đời trong trận đánh tại gò Lạc Phượng. Sử liệu chính thống lẫn tác phẩm văn học đều khẳng định ông chết trận.

Giải mã "mộ máu" của Bàng Thống: Không kẻ nào dám quấy nhiễu

Sau cái chết của Bàng Thống, Lưu Bị đã vô cùng buồn bã và lệnh an táng Bàng Thống tại Bạch Mã Quan. Về lý, mưu sĩ này từng giữ chức quan lớn của nhà Thục Hán, nên mộ sẽ có những tài sản và cổ vật được chốt cất cùng và sẽ là mục tiêu của những kẻ trộm mộ.

Tuy nhiên, nơi an nghỉ của Bàng Thống lại được người dân địa phương đồn rằng "bất khả xâm phạm". Thậm chí có lúc không ai dám ngẩng mặt nhìn thẳng. Tại sao lại như vậy?

 Mộ mưu sĩ Bàng Thống vì sao được gọi là mộ máu và không kẻ nào cả gan xâm phạm? - Ảnh 2.

Tạo hình Bàng Thống trong phim Tam Quốc diễn nghĩa, ông luôn là nhân vật được miêu tả có vẻ ngoài xấu xí nhưng xuất chúng (Ảnh: sohu.com)

Thực tế, bên trong không có thi hài của Bàng Thống, vì theo các tài liệu chính sử thì mưu sĩ này trúng tên và chết trong loạn quân, thay vào đó, bên trong chỉ chôn cất y phục của của Bàng Thống tương truyền rằng được tẩm bằng máu của chính ông, như một lời nguyền rằng chính ông vẫn đang hiện hữu nơi đây.

Đây cũng chính là nguyên nhân mộ phần này còn có tên gọi là "mộ máu". Trong hơn 2000 năm qua, ngôi mộ không bị xâm phạm bởi những kẻ có ý định xấu cũng bởi yếu tố này.

 Mộ mưu sĩ Bàng Thống vì sao được gọi là mộ máu và không kẻ nào cả gan xâm phạm? - Ảnh 3.

Bia đá chỉ dẫn lối vào nơi thờ Bàng Thống, chữ lớn trên bia ghi "Bàng Thống Từ Đường", dòng chữ nhỏ thông tin đây là di tích quan trọng của tỉnh Tứ Xuyên (Ảnh: sohu.com)

Thời cổ đại, những quan chức, quý tộc hay gia đình giàu có khi có người chết đều được chôn theo của cải. Vì vậy, mộ của những nhân vật có tiếng luôn là mục tiêu của những kẻ xấu, nhưng chúng cũng phải tính toán kiỹ lưỡng.

Nếu thông tin mộ Bàng Thống ở Bạch Mã Quan chỉ có y phục tẩm máu của ông như một lời cảnh báo đáng sợ chứ không hẳn có gia tài thì những tên trộm mộ cũng sẽ đặt ra nhiều nghi vấn liệu rằng có đáng bỏ công sức để làm liều hay không.

 Mộ mưu sĩ Bàng Thống vì sao được gọi là mộ máu và không kẻ nào cả gan xâm phạm? - Ảnh 4.

Mộ của mưu sĩ Bàng Thống thời Tam Quốc (Ảnh: new.qq.com)

Một điểm khác của ngôi mộ Bàng Thống là nó có vị trí đặc biệt. Không như mộ của những danh nhân nổi tiếng cùng thời là ở nơi xa xôi hẻo lánh, hay ngụy tạo mộ giả để đánh lừa kẻ khác, mộ của ông cách không xa những ngôi làng có nhiều người sinh sống. Bất cứ hành động xâm phạm nào cũng dễ bị phát hiện, do đó dân địa phương sẽ báo với chính quyền rất nhanh chóng.

Một mục tiêu không rõ là có của cải, mang đậm yếu tố tâm linh và dễ bị phát giác thì thực sự khiến những kẻ trộm mộ chùn bước.

Tham khảo: SOHU.COM, NEW.QQ.COM

Theo Hoàng Lê

Cùng chuyên mục
XEM