Mạo hiểm vào hang động cao 1300m, chuyên gia thốt lên "Bảo sao Lăng mộ Tần Thủy Hoàng không thể chạm tới"
Thứ gì bên trong hang động cao nghìn mét này khiến chuyên gia khảo cổ học phải thốt lên như vậy?
Nằm ở phía đông nam của tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) và phần phía đông của dãy núi Tần Lĩnh hùng vĩ ở thượng nguồn sông Hàn, Tuần Dương là một địa điểm mang lại nhiều giá trị khảo cổ cho quốc gia nghìn năm lịch sử.
Được nhà Tần thành lập, Tuần Dương đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử phát triển văn minh nông nghiệp. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Tần, Sở, Thục và từ các triều đại nhà Minh, nhà Thanh, văn hóa và phong tục dân gian của Tuần Dương rất đa dạng và nhiều sắc màu.
Diện tích của Tuần Dương tuy không lớn (3.554 km vuông) nhưng trải nghiệm tại khu vực này không đơn giản, dễ dàng chút nào. Nơi đây có rất nhiều hang động lớn nhỏ nằm trên những vách đá cheo leo. Trong đó có một cái hang đặc biệt, chính vì thế đội khảo cổ Trung Quốc mới có những khám phá đầy bất ngờ.
Những bí mật hé lộ tại hang động cao 1.300m
Vì hang nằm ở vách đá cao hơn 1.300 mét so với mực nước biển nên dù tò mò lắm nhưng dân làng gần đó cũng chưa ai đích thân khám phá. Tuy nhiên, việc dân làng không dám không có nghĩa là các chuyên gia khảo cổ cũng không dám.
Vì vậy, vào năm 2012, Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc đã thành lập một đội khảo cổ lên đường khám phá hang động bí ẩn đó.
Nhờ nỗ lực của đội khảo cổ, họ đã nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu. Sau quãng thời gian leo núi vất vả hơn 1000 mét, đội khảo cổ cuối cùng cũng vào được bên trong hang.
Bên trong hang, nhóm liên tục phát hiện được những điều bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Đầu tiên là họ khai quật được nhiều đồ sắt, gốm và sứ mà theo nhận định ban đầu là có từ thời nhà Minh và nhà Thanh, chứ không phải từ thời nguyên thủy. Điều này rất kỳ lạ, vì sao, vì ngoại trừ những người cổ đại “thích” sống trong hang động thì ai lại thích sống trong hang động trên vách đá cao này?
Với những nghi vấn như vậy, nhóm khảo cổ tiếp tục nghiên cứu những hang động này. Chẳng bao lâu sau, họ đã tìm thấy một chiếc thước tre.
Theo ghi chép trong "Lễ nghi nhà Chu", thước tre có thể được dùng để chơi nhạc cụ truyền thống - đàn trúc.
Truyện kể rằng, trước khi Kinh Kha thực hiện việc ám sát Tần Thủy Hoàng, Cao Tiệm Ly đã chơi đàn trúc để tiễn bạn lên đường.
Tuy nhiên, loại nhạc cụ này gần như biến mất sau thời nhà Tống (tồn tại từ năm 960-1279) nên sự tồn tại của cây thước tre này tiếp tục đặt ra câu hỏi cho các chuyên gia.
Sau đó, đội khảo cổ lại phát hiện ra tàn tích của đất và quặng bị đốt cháy. Dựa trên những khám phá trước đó, các chuyên gia cuối cùng đã biết hang động này dùng để làm gì.
Theo ghi chép trong sách cổ, khu vực rừng núi này rất giàu thủy ngân và chu sa (một dạng khoáng vật từ thủy ngân). Cuốn “Xây lại sông núi Tuần Dương” viết vào thời vua Càn Long cũng ghi nhận có 3 hang thủy ngân ở khu vực này.
Vì vậy, các học giả khảo cổ học cho rằng nguồn gốc của hệ thống 'sông' thủy ngân trong cung điện dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng rất có thể nằm trong những hang động này. Điều này không phải được tạo ra một cách ngẫu nhiên mà dựa trên một số sự thật nhất định.
Theo ghi chép trong cuốn sách “Sử ký” do Tư Mã Thiên viết thì Ba Thanh - một quả phụ, thương nhân giàu có thời nhà Tần nổi tiếng với tài giao thương, buôn bán - là người lớn lên ở vùng đất Ba Thục (Thiểm Tây ngày nay). Điều quan trọng là, khu vực cốt lõi của Ba Thục là Tuần Dương.
Sau khi nhận được tin Tần Thủy Hoàng cần sử dụng một lượng lớn thủy ngân, với tư cách là nữ thương nhân sớm nhất ở Trung Quốc, Ba Thanh đương nhiên không thể bỏ qua cơ hội ngàn vàng này để lấy lòng hoàng đế nhằm phát triển chuyện buôn bán có lợi hơn về sau.
Là người địa phương, Ba Thanh ngay lập tức cử người đi khắp nơi tìm kiếm xem nơi nào có thể cung cấp lượng thủy ngân lớn cho hoàng đế hay không. Cuối cùng, người của bà đã tìm thấy những khu mỏ chứa đầy thủy ngân ở Tuần Dương.
Hàng nghìn năm sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, sau khi phát hiện ra cung điện dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng, nhiều người đã lưỡng lự trong việc tiến sâu vào lăng mộ hoành tráng bậc nhất thế giới của vị hoàng đế này.
Một trong những nguyên nhân lớn đó là dưới lòng đất có một dòng sông thủy ngân đầy độc. Cũng bởi thể, cho đến nay, lăng mộ này vẫn bất khả xâm phạm.
Sau khi hiểu sự tình, các chuyên gia thốt lên: "Bảo sao Lăng Tần Thủy Hoàng không thể chạm tới"!
Tham khảo: Sohu