Lý do việc Đức Phật hướng lòng bàn tay ra ngoài và 4 cách để có cuộc sống vô ưu

23/05/2019 20:50 PM | Sống

Muốn có cuộc sống không sợ hãi thì đầu tiên phải biết sợ những điều nên sợ.

Chúng ta thường nghĩ rằng sự sợ hãi là điều tiêu cực, không ai muốn, nhưng theo quan điểm của Đức Phật, không phải sự sợ hãi nào cũng là như vậy.

Con người có nên sợ hãi không?

Trong giáo lý của nhà Phật, có 1 danh sách dài những điều Phật dạy về những tật xấu con người nên tránh, trong đó có sự tức giận, sự nóng vội… song nỗi sợ lại không nằm trong danh sách này.

Nhiều người cho rằng, điều này thật kỳ lạ, chẳng phải con người nên dũng cảm, nên đối mặt và vượt qua nỗi sợ hãi ư?

Ai cũng biết rằng, việc con người biết tìm cách thoát khỏi nỗi sợ hãi là điều đáng được khen ngợi. Một trong 3 kiểu cho đi chính là cho người khác sự bảo vệ khỏi nỗi sợ hãi. Trong ngôn ngữ nhà Phật, nó chính là điều cốt lõi của Abhaya, hay Vô úy thủ ấn (Không sợ hãi), tức cử chỉ chắp tay của Đức Phật.

 Lý do việc Đức Phật hướng lòng bàn tay ra ngoài và 4 cách để có cuộc sống vô ưu - Ảnh 1.

Cử chỉ Vô úy thủ ấn của Đức Phật. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Có lẽ ai cũng nhớ đến hình ảnh Đức Phật khi ngồi trên đài sen. Ngài thường đưa tay phải lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên. Hành động này của Ngài thể hiện rằng Ngài đã đạt đến cảnh giới, đã được giác ngộ, và chẳng còn điều gì có thể khiến cho Ngài sợ hãi nữa.

Thế nhưng, trong cuộc sống hàng ngày, nỗi sợ hãi lại chẳng phải là điều chúng ta cần tránh. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, nó là 1 điều rất lành mạnh. Tạo hóa cho con người biết sợ, ấy là một bản năng giúp con người tự bảo vệ mình để duy trì giống nòi, không mù quáng mà tự dấn thân vào những tình huống nguy hiểm.

Ví dụ, nhìn thấy một cái hang sâu và tối, chưa biết bên trong có gì thì đừng có dại mà đi vào.

Biết sợ có ích là ở chỗ ấy.

Hãy bắt đầu bằng những nỗi sợ chân chính, đó mới là con đường đưa chúng ta đến một thế giới không có gì đáng sợ.

 Lý do việc Đức Phật hướng lòng bàn tay ra ngoài và 4 cách để có cuộc sống vô ưu - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Internet)

4 cách để cuộc sống không còn lo lắng và đáng sợ

Theo Đức Phật, ngoại trừ những người đã tu tập và đạt đến cảnh giới của cõi Phật, còn có 3 kiểu người có thể sống trên đời mà không bị nỗi sợ hãi hành hạ: Đó là những người biết buông bỏ vật ngoài thân, những người không còn dục vọng thấp hèn, những người luôn làm việc thiện.

Vậy để có một cuộc sống không còn bị nỗi sợ đeo bám thì nên làm thế nào? Theo giáo lý nhà Phật, nếu làm được 4 điều sau, bạn sẽ có một cuộc sống vô ưu, an yên và viên mãn.

Hiểu được quy luật của cuộc sống

Cuộc sống là một vòng tròn của quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Dù là ai cũng không thể thoát khỏi điều này, vì thế, được sống trên đời là một may mắn, còn cái chết là điều tất yếu, không có gì đáng sợ.

Hiểu được điều này, cuộc sống dẫu ngắn ngủi thì cũng luôn vui vẻ, ý nghĩa.

Nếu có sợ, thì hãy sợ rằng ta sống trên đời mà chỉ như tồn tại, chẳng làm được việc gì có ích, chẳng giúp gì được cho ai.

Biết buông bỏ những "vật ngoài thân"

Con người có một nỗi sợ thường trực nhất, đó là sợ mất những thứ mà mình sở hữu: Từ những tài sản hữu hình như nhà cửa, đất đai, tiền bạc… cho đến danh tiếng, chức vụ.

Có nhiều người vì sợ mất đi chúng mà ngày đêm suy tính thiệt hơn, nghĩ ra trăm phương ngàn kế, thậm chí không ngại âm mưu hại người để được giàu hơn, nổi tiếng hơn.

 Lý do việc Đức Phật hướng lòng bàn tay ra ngoài và 4 cách để có cuộc sống vô ưu - Ảnh 3.

Họ chính là những người phải ngày ngày sống trong sợ hãi. Chưa cần biết vật chất họ sung sướng như thế nào, nhưng tâm bên trong của họ luôn động, luôn nơm nớp không yên, thực sự không có giây phút nào yên bình.

Còn những người sống với tâm tư đơn giản, không tham tiền, không tham danh sẽ thấy cuộc đời nhẹ tênh, chẳng có gì đáng sợ.

Bỏ đi những dục vọng thấp hèn

Khi không còn bị những dục vọng thấp hèn làm vẩn đục tâm hồn, con người sẽ không còn thấy chuyện ái tình là đau khổ, chia tay là thù hận.

Khi không còn chấp nhất, họ sẽ biết buông tay đúng lúc, khoan dung với người cũng là khoan dung với mình, người yên bình thì mình cũng được bình yên.

Sống với tâm thiện, chỉ biết giúp người

Những người sống với cái tâm thiện, luôn coi việc giúp người khác là niềm vui, tất bản thân sẽ không lo sợ khi lợi ích bị đe dọa, khi họ phải chịu thiệt hơn kẻ khác.

Đối với họ, một cuộc sống như vậy lúc nào cũng vui vẻ, thỏa mãn và chẳng có gì đáng sợ.

Theo Buddha Weekly & Lion's Roar

Theo Thanh Hương

Cùng chuyên mục
XEM