Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời
Loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm mà bản thân có thể đối mặt trong đời
Thực sự thì với đa số chúng ta, có lẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mình có ngày gặp bất trắc cả. Nhưng tai nạn diễn ra mỗi ngày, có thể xảy đến bất kỳ lúc nào và với bất kỳ ai. Hơn thế nữa, nó xảy đến mà chẳng đi kèm lời cảnh báo nào hết, và tính mạng của bạn sẽ chỉ được quyết định đôi khi là chỉ trong tích tắc thôi.
Vậy nên, tốt hơn hết là hãy chuẩn bị kỹ càng, vì chẳng ai nói trước được điều gì.
1. Khi xe bị treo trên vách đá
Một tình huống rất có khả năng xảy ra với những ai thường xuyên lái xe trên các cung đường hiểm trở, cheo leo miền núi. Và nếu không may rơi vào tình cảnh này, bạn cần phải thật bình tĩnh.
1. Trước tiên, đừng quá vội vàng làm bất kỳ điều gì, trừ phi chiếc xe của bạn đang trượt hẳn ra khỏi vách đá. Hít một hơi thật sâu, lên kế hoạch tẩu thoát.
2. Di chuyển thật chậm trong xe, tránh để xe mất thăng bằng. Nếu trong xe có nhiều người, phải thoát ra từ phía đối diện.
3. Lưu ý chân luôn phải đạp phanh. Đây có thể là tình huống phanh xe chính là cách duy nhất để ngăn chiếc ô tô của bạn trượt ra khỏi bờ vực.
4. Nếu phần cửa trước đã trong tình trạng chúc xuống, hãy thoát ra bằng cửa sau một cách chậm rãi và bình tĩnh. Cố gắng tìm lấy điểm thăng bằng của chiếc xe lúc này, rồi từ từ trườn ra cửa sau rồi thoát ra.
5. Lập tức mở toàn bộ cửa sổ để có thêm phương án thoát thân. Toàn bộ cửa cũng cần được mở khóa. Làm vậy là để người trong xe có thể thoát ra cùng một lúc.
6. Trong trường hợp có trẻ nhỏ trong xe, hãy để một người lớn ra trước, sau đó đưa trẻ cho người đó.
2. Khi bị rơi xuống hồ băng
Tình huống rất dễ xảy ra với người ở xứ lạnh, thường xuyên chìm trong băng tuyết. Trong trường hợp này, hãy làm như sau:
1. Vẫn là bình tĩnh đã. Khi ở trong nước lạnh, cơ thể bạn có thể bị sốc nhiệt, khiến hơi thở trở nên gấp gáp hơn. Vậy nên cần phải nhớ tránh thở kiểu đó khi mới chìm trong nước. Cơn sốc này chỉ kéo dài khoảng 1 - 3 phút, trước khi cơ thể bạn tự cân bằng mọi thứ.
2. Trong thời gian chờ thích nghi, hãy giữ cho đầu (và càng nhiều phần thân càng tốt) nổi trên mặt nước. Sẽ tốn khoảng 10 - 45 phút để bạn mất ý thức dưới nước lạnh.
3. Cởi bỏ toàn bộ những vật dụng nặng nề trên người - đặc biệt là áo khoác vì nó sẽ hút nước rất nhiều.
4. Sau khi đã quen, hãy để thân nằm nang, tìm cách bò lên khỏi miệng hố băng. Lưu ý phải duy trì tư thế này, để càng nhiều phần cơ thể lên mặt băng càng tốt.
5. Sau khi phần thân trên đã lên được mặt băng, hãy chờ vài giây để quần áo thoát bớt nước. Như vậy trọng lượng của bạn sẽ giảm đi đáng kể, giúp quá trình thoát thân dễ dàng hơn.
7. Sau khi thoát khỏi hố, hãy lăn tròn ra khỏi vùng băng nguy hiểm, sau đó hướng về nơi trú ẩn. Tại đây, hãy cởi bỏ quần áo ướt càng nhanh càng tốt, tránh để cơ thể mất nhiệt.
3. Khi bị sói tấn công
1. Đừng chạy hoặc làm bất kỳ điều gì tỏ ra yếu thế. Bản năng của sói là đuổi theo bất kỳ thứ gì bỏ chạy, vì nó sẽ tưởng đó là mồi.
2. Đừng nhìn vào mắt sói, vì chúng sẽ hiểu đó là lời thách thức. Hãy giữ đầu thấp thôi.
3. Nếu sói tiếp cận gần, hãy giơ tay lên cao, tỏ ra mình ưu thế hơn. Bạn có thể vỗ tay thành tiếng lớn, hoặc hét lên. Sói sẽ không sợ đâu, nhưng làm vậy sẽ cho bạn thêm thời gian để tìm cách thoát thân.
4. Sói vẫn tiếp cận, hãy lùi lại một cách chậm rãi. Nhớ giữ thăng bằng và một cái đầu bình tĩnh, đừng ngoái về sau.
5. Một cách chậm rãi, hãy leo lêm một cái cây gần nhất, nhưng mắt vẫn phải quan sát đàn sói.
6. Trong trường hợp không thể thoát và bị tấn công, hãy nằm cuộn tròn, tay che đầu và mặt. Làm như vậy, bạn sẽ né được những cú cắn chí mạng, tăng tỉ lệ sống sót.
7. Có thể ném đá hoặc gậy vào mặt sói nếu cảm thấy tình huống nguy cấp. Lũ sói sẽ cảm thấy chùn bước và có thể rút lui.
8. Nếu đi theo nhóm đông người, hãy quây thành vòng tròn để có thể quan sát tình hình từ nhiều góc độ.
4. Nếu lạc trong rừng Amazon?
1. Thực ra không cứ gì rừng Amazon, bất kỳ khu rừng nào cũng vậy thôi. Nếu đi lạc, bạn cần nhớ đến 4 yếu tố: dừng lại, suy nghĩ, quan sát, và lên kế hoạch.
2. Trước khi di chuyển, hãy chú ý đến địa điểm bạn đang đứng, sau đó đi theo một hướng cố định. Trên mỗi đoạn đường đi qua, hãy đánh dấu lại và kèm thêm khung giờ ở thời điểm đó.
3. Dựng một nơi trú ẩn nếu xác định bạn bị kẹt ở đó trong thời gian dài. Tìm một cành cây thẳng và dài, đặt nó đối diện thân cây, sau đó sử dụng các cành ngắn hơn để buộc lại, tạo ra một khung lều rồi phủ lá lên là xong.
5. Nếu không may rơi xuống sông chảy xiết
Một dòng nước xiết thực sự đáng sợ hơn bạn tưởng, vì ngay cả các kình ngư cũng không chống nổi đâu. Vậy nên nếu rơi vào tình huống này, bạn cần một số lưu ý:
1. Hãy bơi chéo góc vào bờ chứ đừng bơi thẳng, vì như vậy sẽ rất tốn năng lượng. Nên chọn 1 góc 45 độ thì hơn.
2. Đừng cố bơi ngược dòng. Không nổi đâu!
3. Nằm ngửa ra, thả nổi với chân hướng theo dòng chảy. Đầu của bạn cần phải đặt theo hướng đầu dòng, để tránh trường hợp va phải vật cản. Tư thế này sẽ giúp bạn nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi đến vùng nước tĩnh lặng hơn để dễ dàng bơi vào bờ.
6. Bị trăn anaconda tấn công
Trăn anaconda thực ra rất ít khi tấn công con người, nhưng không phải là không có chuyện đó xảy ra.
1. Muốn tránh anaconda, hãy né những vùng nước nông vì đây là nơi chúng thích nhất. Nếu nhìn thấy một con trăn, đừng lại gần mà phải quan sát hướng di chuyển của nó, xem liệu nó có theo đuôi bạn hay không.
2. Chẳng may bị trăn quấn, hãy cố gắng hít sâu rồi nín thở. Hạn chế thở ra, vì mỗi lần làm vậy, nó sẽ thít chặt hơn.
3. Lần tìm về đuôi trăn và cắn thật mạnh vào đó. Đây là vị trí gây ra khá nhiều đau đớn, và nó sẽ thả bạn ra.
4. Trong trường hợp không thể với được đuôi trăn, bạn buộc phải chiến đấu. Nếu tay còn tự do, hãy vớ lấy một viên đá (hoặc vật cứng nào cũng được) gần đó, đập thật mạnh vào thân hoặc đầu cho đến khi nó thả bạn ra. Với trăn, con mồi không chống trả là con mồi tuyệt vời nhất.
Nguồn: BS, VT.co