Loại rau giàu vitamin C gấp đôi bắp cải xanh, giá bán bèo bọt nhưng tốt cho xương, tim và mắt
Với lượng dinh dưỡng dồi dào, loại rau này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Bắp cải tím là một loại rau được nhiều người yêu thích trong bữa ăn hàng ngày. So với bắp cải xanh, bắp cải tím chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào hơn. Theo đó, trong loại rau này có chứa protein, carbs, chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, vitamin A, kali, thiamine và riboflavin.
Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng nhỏ sắt, canxi, magiê, phốt pho, đồng và kẽm. Đặc biệt, bắp cải tím có lượng vitamin C nhiều gấp đôi bắp cải xanh. Theo đó, một chén bắp cải tím có 51mg vitamin C trong khi cùng một phần ăn bắp cải xanh chỉ có 37mg vitamin C. Không những vậy, lượng vitamin A có trong bắp cải tím cũng nhiều gấp 10 lần so với các loại bắp cải xanh.
Bắp cải tím được trồng và thu hoạch quanh năm nên có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của tất cả mọi người. Dưới đây là những công dụng của loại rau này mà bạn có thể chưa biết.
Cải thiện hệ miễn dịch
Trong bắp cải nói chung và bắp cải tím nói riêng có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong đó phải kể đến hàm lượng dồi dào có khả công dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa quá trình lão hóa tế bào làm giảm mệt mỏi và căng thẳng.
Trong đó, Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng cần thiết giúp duy trì và cải thiện hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Chất này có vai trò kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, tạo thành tuyến phòng thủ đầu tiên cho hàng rào đề kháng. Chính vì lẽ đó, bắp cải tím là loại rau nên được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.
Giúp xương khớp chắc khỏe
Bên cạnh canxi, magie, kali, bắp cải tím còn chứa chất phytonutrients, có vai trò giảm viêm mạn tính và bảo vệ sức khỏe của xương. Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology) từng khẳng định chế độ dinh dưỡng phong phú với nhiều trái cây và rau quả giàu anthocyanin, chẳng hạn như bắp cải tím sẽ giúp cải thiện bệnh viêm khớp một cách tự nhiên, cũng như hỗ trợ ngăn ngừa các loại bệnh liên quan đến xương khớp.
Theo tờ The Arthritis Foundation, bắp cải tím là thực phẩm vàng trong chế độ ăn của bệnh nhân viêm khớp vì có chứa hợp chất sulforaphane, chất chống viêm cực mạnh.
Ngừa ung thư
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng ăn nhiều bắp cải xanh và bắp cải tím có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Lý do là bởi trong bắp cải có một lượng lớn glucosinolates. Chất này có chứa lưu huỳnh đặc biệt giúp loại bỏ các gốc tự do có hại.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C bên trong bắp cải tím còn hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại ung thư như ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tụy.
Tốt cho tim mạch
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng bắp cải nói chung có thể giúp hạ thấp oxy hóa cholesterol xấu (LDL), có liên quan đến xơ cứng động mạch. Chất cellulose có trong loại rau này có khả năng hỗ trợ liên kết các axit mật, giúp giảm mức cholesterol xấu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ từng công bố một báo cáo cho thấy những chất như flavonoid, polyphenol có trong thành phần bắp cải tím có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách ngăn sự tích tụ tiểu cầu và giảm huyết áp.
Chưa hết, bắp cải xanh và bắp cải tím cũng có thể làm tăng mức độ beta-carotene, lutein và các chất chống oxy hóa để bảo vệ tim. Chưa hết, loại rau quen thuộc này cũng còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Bảo vệ mắt
Trong bắp cải tím có một lượng lớn vitamin A tốt cho làn da và mắt. Chất này có vai trò thúc đẩy thị lực khỏe mạnh và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, giảm thiểu nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, vitamin A cũng có thể được chuyển hóa thành beta-carotene, hợp chất rất quan trọng để duy trì sức khỏe của mắt khi cơ thể già đi.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Với lượng chất xơ dồi dào, bắp cải tím còn mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Theo tạp chí Healthline, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra 70% lượng chất xơ trong bắp cải là chất xơ không hòa tan giúp đường ruột khỏe mạnh.
Loại chất xơ này có vai trò như prebiotic, cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Những lợi khuẩn này sẽ sản xuất ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) giúp nuôi dưỡng tế bào ruột, giảm tình trạng viêm và hạn chế nguy cơ gây táo bón.