Trẻ cứng đầu lại dễ trở thành người thành công

14/02/2016 20:46 PM | Sống

Bạn có bao giờ tin rằng những đứa trẻ ương bướng không nghe lời sẽ có thể trở thành những người thành công sau này? Tất nhiên điều này hoàn toàn có thể.

Đó là kết quả của một nghiên cứu kéo dài bốn thập kỷ trên 700 trẻ bắt đầu từ 12 cho tới 52 tuổi. Cá tính của mỗi đứa trẻ đều được điều tra ngay từ đầu.

Trong giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu tập trung quan sát các hành vi của trẻ bao gồm sự chú tâm, cảm giác tự ti, thiếu kiên nhẫn, thiên hướng bất chấp, coi thường và những thách thức từ quyền dạy dỗ của bố mẹ.

Những đứa trẻ được đánh giá dựa vào những đặc điểm phi tính cách, bao gồm cả quyền được phép và sự cần cù, chăm chỉ trong học tập. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục nỗ lực phát hiện ra những đặc điểm tính cách có mối quan hệ mật thiết nhất với thành công trong sự nghiệp của mỗi người sau này.

Kết quả vô cùng bất ngờ. Chính người người thường phớt lờ giáo lý răn dạy của các bậc phụ huynh lại là những người thành công hơn cả.

Mới đây tờ Time cũng dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng, những thách thức trong cuộc sống có thể liên quan tới thành công trong sự nghiệp sau này của mỗi đứa trẻ. Tác giả cho rằng, những đứa trẻ trải qua nhiều thách thức hơn có thể ham cạnh tranh hơn trong lớp học, dẫn tới chúng luôn đạt được những điểm số cao hơn bạn cùng lứa.

Thậm chí chúng có thể đòi hỏi nhiều hơn khi trưởng thành. Khi trao đổi về vấn đề lương, họ có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn. Họ sẵn sàng đấu tranh cho lợi ích tài chính của bản thân ngay cả khi điều đó làm phiền tới bạn bè và đồng nghiệp.

Điều đáng nói là cứng đầu đơn thuần không phải là tính cách chủ chốt giúp con bạn có được một cuộc sống hạnh phúc và dư dả sau này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy ba mẹ thông minh và giàu có cũng là một trong những yếu tố dự báo đầy chắc chắn về sự thành công của mỗi đứa trẻ khi lớn lên. Hơn hết cách dạy dỗ trẻ trong suốt thời thơ ấu mới chính là cách để một đứa trẻ nên người và thực sự thành công trong cuộc sống sau này.

Nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí Development Psychology mới đây.

Cùng chuyên mục
XEM