Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận

02/04/2023 13:30 PM | Kinh doanh

Trung tâm phân loại hàng hóa mới nhất của Lazada Logistics tại KCN Sóng Thần có công suất lớn, góp phần khẳng định dấu ấn của Lazada trên bản đồ giao vận.

Trong hơn một thập kỷ qua, sàn thương mại điện tử Lazada đã có những bước đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng cơ sở hạ tầng logistics hiện đại và bền vững. Hiện doanh nghiệp này sở hữu hệ thống trung tâm phân loại, kho bãi và mạng lưới bưu cục rộng hơn 150.000 m2. Đơn vị cũng xây dựng nhiều trung tâm chia chọn khác nhau tại TP.HCM và Hà Nội, mạng lưới điểm gửi hàng (Drop-off Point), điểm nhận hàng (Collection Point) và tủ khóa thông minh (Smart Locker), đảm bảo giao vận thông suốt đến hàng triệu người tiêu dùng trên toàn quốc.

Thời điểm ra mắt dịch vụ giao nhận đa kênh vào tháng 11/2022, Lazada được cho là mang tham vọng lớn khi lấn sân "cuộc đua" giao vận vốn khốc liệt tại Việt Nam. Nước đi này còn được đánh giá mạo hiểm bởi đặt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang thu hẹp hoạt động thay vì mở rộng quy mô trước biến động kinh tế.

Có thể thấy, trong hơn một thập kỷ qua, Lazada đã cho thấy chiến lược đầu tư vào logistics là quá trình định hướng bài bản và dài hạn. Trung tâm phân loại mới ra mắt Lazada Logistics Park, đặt tại KCN Sóng Thần minh chứng cho điều đó. Chính thức đi vào hoạt động ngày 23/3, trung tâm có tổng diện tích lên đến gần 20.000 m2 cùng công suất "khủng", xử lý 1 triệu bưu kiện mỗi ngày.

Trung tâm phân loại mới đón đầu xu hướng thị trường

Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, động lực chính cho phát triển kinh tế.

Báo cáo Vietnam: New E-Commerce Hotspot in Southeast Asia by 2026 của Facebook và Bain & Company dự tính đến năm 2026, Việt Nam là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT ước đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị dự đoán vào năm 2021.

Sự bùng nổ của TMĐT đã tạo tiền đề cho thị trường giao vận Việt Nam phát triển mạnh, hình thành mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Cụ thể, báo cáo của Allied Market Research chỉ ra thị trường giao vận Việt Nam đạt giá trị 0,71 tỷ USD (năm 2021) và ước tính tăng lên mức 4,88 tỷ USD vào năm 2030.

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 1.

Lazada Logistics Park có tổng diện tích gần 20.000 m2 với nhiều cây xanh bao phủ

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 2.

Lazada Logistics Park có công suất xử lý 1 triệu bưu kiện mỗi ngày.

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 3.

Dây chuyền chia chọn hàng hóa hiện đại bên trong Lazada Logistics Park

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 4.

Những dây chuyền hiện đại bên trong Lazada Logistics

Là đơn vị TMĐT tiên phong trên thị trường, ngay từ khi bước chân vào Việt Nam, Lazada đã đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái logistics đồng bộ và bền vững. Từ đơn vị vận chuyển riêng của sàn, Lazada Logistics lấn sân vào thị trường giao vận đa kênh, nhanh chóng đón đầu xu hướng thị trường và phục vụ nhu cầu tăng cao của người dùng.

Gần nhất, đơn vị đã đưa vào vận hành trung tâm phân loại Lazada Logistics Park tại KCN Sóng Thần. Không chỉ góp tên vào bản đồ logistics TMĐT và chuỗi hệ thống giao vận cả nước, Lazada Logistics Park còn đại diện cho tầm nhìn chiến lược lâu dài của thương hiệu, song hành cùng mục tiêu phát triển bền vững. 

Công nghệ hiện đại hướng đến giải pháp lâu dài

Điểm nhấn của Lazada Logistics Park là máy móc can thiệp vào phần lớn quy trình, với mức độ tự động hóa đến 99%. Nổi bật, chức năng auto-inbound, auto-outbound giúp ghi nhận trạng thái hàng hóa vào hệ thống một cách tự động, đảm bảo mọi gói hàng đều được theo dõi chặt chẽ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (máy học) được ứng dụng vào mọi khâu vận hành, giúp tính chính xác của hệ thống được đảm bảo 99,95%. Với các cảm biến và phần mềm điều khiển quy trình phân loại, mọi sai sót thủ công sẽ được hạn chế, giảm chi phí liên quan đến việc hoàn trả sản phẩm. 

"Trung tâm chia chọn này kết hợp giữa nhiều yếu tố từ máy móc thiết bị, công nghệ, quy trình vận hành đến con người. Theo đó, Lazada không ngừng tập trung đào tạo và phát triển nhân lực; tối ưu hóa quy trình. Hiện tại, với sự kết hợp của máy móc và công nghệ hiện đại, tôi tin rằng Lazada Logistics Park sẽ giúp rút ngắn thời gian hành trình của đơn hàng và trên hết là tăng mức độ tin cậy, hài lòng của khách hàng", ông Vũ Đức Thịnh - Giám đốc Logistics, Lazada Việt Nam - chia sẻ.

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 5.

Trung tâm phân loại hàng hóa được xây dựng từ nền tảng phát triển bền vững.

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 6.

Các băng chuyền phân loại hàng hóa tự động bên trong trung tâm.

Kiến tạo hệ sinh thái e-Logistics xanh và bền vững

Lazada luôn đặt yếu tố phát triển bền vững làm kim chỉ nam, không ngạc nhiên khi trung tâm này được thiết kế hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa diện tích để trồng cây xanh. Trong đó, hệ thống phân loại được xây dựng trên diện tích 12.000 m2, phần còn lại dùng cho khu văn phòng, trung tâm đào tạo và khuôn viên xanh.

Bên cạnh đó, bằng cách tự động hóa 99% quy trình phân loại, hệ thống còn giúp giảm phát thải tạo ra bởi quá trình thủ công. Trung tâm cũng ưu tiên sử dụng năng lượng điện mặt trời thay cho điện lưới, thúc đẩy hơn nữa tính bền vững và bảo vệ môi trường.

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 7.

Không gian xanh bao phủ quanh trung tâm

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 8.

Quy trình tự động hóa 99% giúp Lazada Logistics Park giảm phát thải

"Tên gọi Lazada Logistics Park mang rất nhiều ý nghĩa. Không chỉ là xanh hay công nghiệp 4.0, chúng tôi mong muốn nơi này sẽ ươm mầm những tài năng trẻ logistics, đặc biệt logistics TMĐT. Chúng tôi đang tích cực hợp tác các trường đại học, trung tâm phát triển nguồn lực để xây dựng nhiều chương trình đào tạo đặc thù cho ngành logistics TMĐT và sẽ dùng chính cơ sở vật chất tại Lazada Logistics Park phục vụ mục đích đào tạo", ông Vũ Đức Thịnh - Giám đốc Logistics, Lazada Việt Nam - cho biết thêm.

Chia sẻ thêm về bức tranh thị trường Logistics TMĐT, ông Vũ Đức Thịnh cho hay: "e-Logistics đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam và cần thay đổi rất nhiều thứ. Đương nhiên, để xây dựng hệ thống Logistics TMĐT hiệu quả và bền vững, cần rất nhiều bên chung tay đầu tư về số hóa, ứng dụng công nghệ vào vận hành, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và hơn hết là phát triển con người. Hiện tại, e-Logistics không đủ nhân lực, nếu không có chủ trương đào tạo sẽ ngày càng thiếu hụt".

Lazada Logistics phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường giao vận - Ảnh 9.

Một góc văn phòng xanh tại Lazada Logistics Park, nơi sẽ được dùng để ươm mầm tài năng trẻ.

Việc đưa vào vận hành trung tâm phân loại quy mô lớn nhất, Lazada Logistics cho thấy sự đầu tư, chuẩn bị và tầm nhìn chiến lược của sàn. Đây là nước đi không chỉ định hình vị thế của Lazada trên bản đồ logistics TMĐT, mà còn tạo tiền đề quan trọng để thiết lập những tiêu chuẩn mới, đóng góp cho sự phát triển của ngành trong tương lai. 

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM