Lần đầu tiên, trường ĐH này của Việt Nam xếp chung bảng với ĐH Oxford: Tuổi đời hơn 1 thế kỷ, thi 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ

10/10/2024 09:15 AM | Giáo dục

Đây một trong những ngôi trường đại học “cổ” nhất ở nước ta.

Mới đây, tổ chức Times Higher Education (THE) đã chính thức công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Đứng ở vị trí đầu tiên là ĐH Oxford, Anh. Đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp ngôi trường này giành được vị trí đầu bảng. 

Bảng xếp hạng Đại học Thế giới năm 2025 của Times Higher Education (THE) được dựa trên 18 chỉ số, tập trung vào 5 yếu tố cốt lõi: chất lượng giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn nghiên cứu (30%), triển vọng quốc tế (7,5%), và thu nhập từ hợp tác doanh nghiệp (2,5%). Các chỉ số này được xem xét kỹ lưỡng nhằm phản ánh toàn diện khả năng của một trường đại học trong việc cung cấp một môi trường học tập và nghiên cứu xuất sắc, cũng như khả năng đóng góp vào cộng đồng toàn cầu.

Cùng chung bảng xếp hạng uy tín này, 9 trường đại học của Việt Nam cũng được xướng tên, bao gồm ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Duy Tân, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Y Hà nội, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Quốc gia TP.HCM. 

Trong số các trường ĐH kể trên, những cái tên như ĐH Duy Tân, ĐH Tôn Đức Thắng đã nhiều năm liền có mặt trong trong bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ĐH Y Hà Nội lọt vào danh sách do tổ chức THE bình chọn. Trường xếp ở thứ hạng 801-1000 - cao thứ 4 trong tổng số 9 trường của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.

Lần đầu tiên, trường ĐH này của Việt Nam xếp chung bảng với ĐH Oxford: Tuổi đời hơn 1 thế kỷ, thi 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ- Ảnh 1.

Trường ĐH Y Hà Nội tọa lạc tại phố Tôn Thất Tùng, Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội).

Một trong những trường ĐH ‘cổ’ nhất của Việt Nam 

ĐH Y Hà Nội được thành lập từ năm 1902 và được xem là 1 trong những trường ĐH ‘cổ’ nhất của Việt Nam. Hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, cơ sở giáo dục này có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.

Trường ĐH Y Hà Nội hiện đang đào tạo ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền (thời gian học 6 năm, tốt nghiệp trở thành bác sĩ). Ngoài ra, trường có các ngành đào tạo khác như: Điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng, dinh dưỡng, khúc xạ nhãn khoa (thời gian học 4 năm, tốt nghiệp là cử nhân). Mới đây, trường mở thêm ngành mới: Tâm lý học, Hộ sinh. 

Với sự dẫn dắt của đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, đến nay, trường đã đào tạo được khoảng 35.000 bác sĩ y khoa, cử nhân y khoa, cử nhân điều dưỡng và trên 25.000 cán bộ y tế có trình độ sau đại học.

Lần đầu tiên, trường ĐH này của Việt Nam xếp chung bảng với ĐH Oxford: Tuổi đời hơn 1 thế kỷ, thi 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ- Ảnh 2.

Với bề dày lịch sử và thành tích đạt được, ĐH Y Hà Nội đã nhiều lần được được trao tặng huân chương cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1982 và năm 2017), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2000), Huân chương Hồ Chí Minh ( năm 2002 và 2012), Huân chương Sao Vàng (năm 2007). 

Điểm chuẩn cao chót vót 

Đi đầu trong công tác đào tạo lĩnh vực y khoa, điểm chuẩn của trường ĐH Y Hà Nội luôn ở ngưỡng cao. Trong kỳ tuyển sinh vừa qua, xét bằng điểm ba môn thi tốt nghiệp, điểm chuẩn của trường dao động từ 19 đến 28,83 điểm. Ngành có mức điểm cao nhất là Tâm lý học ở khối C00. Tương đương thí sinh cần đạt ít nhất 9,61 điểm/môn mới có thể trúng tuyển. 

Ở tổ hợp truyền thống B00, ngành Y khoa dẫn đầu với điểm chuẩn 28,27. Thí sinh cần đạt ít nhất hơn 9,4 điểm/môn. Theo sau là ngành Răng Hàm Mặt với 27,67 điểm, tăng 0,17. Với thí sinh có chứng chỉ, điểm chuẩn còn 26,1. 

Mức thấp nhất - 19 điểm áp dụng với ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học và Kỹ thuật phục hồi chức năng tại phân hiệu Thanh Hóa.

Bên cạnh đáp ứng đầu vào được tuyển chọn gắt gao, sinh viên tại ĐH Y Hà Nội còn phải vượt qua nhiều chỉ tiêu đánh giá khắt khe trong suốt quá trình học tập. Chính vì điều này, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hay xuất sắc của trường không nhiều.

Lần đầu tiên, trường ĐH này của Việt Nam xếp chung bảng với ĐH Oxford: Tuổi đời hơn 1 thế kỷ, thi 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ- Ảnh 3.

Vào tháng 8 vừa qua, trường đã trao bằng cho 772 sinh viên tốt nghiệp hệ bác sĩ và 331 sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân. Tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi là 8,8%, không có sinh viên nào đạt loại xuất sắc. Đại diện nhà trường từng khẳng định tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của trường không cao không phải vì sinh viên yếu kém. Vấn đề cốt lõi nằm ở công tác lượng giá, đánh giá mang tính đặc thù của ngành y.  

Việc lượng giá, đánh giá ở các trường thuộc lĩnh vực sức khỏe đòi hỏi năng lực hành nghề và thực hiện các tác vụ rất cao. Song song với đó, các kỹ năng liên quan đến làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả với người bệnh, đồng nghiệp hay các nhân viên y tế khác cũng được chú trọng. Điều này này khiến cho điểm lượng giá trong thang điểm 10 so với ngành đào tạo khác sẽ thấp hơn. Đồng nghĩa, sinh viên phải rèn luyện và trau dồi đầy đủ kiến thức và kỹ năng nếu muốn đạt được điểm số xuất sắc. 


Theo Đinh Anh

Cùng chuyên mục
XEM