Làm 3 năm chẳng tăng lương, tôi quyết nhảy việc vì cho rằng sếp bất công: Lời chia tay của lãnh đạo khiến tôi giật mình tỉnh ngộ

11/05/2023 10:20 AM | Sống

Làm việc cần mẫn là điều cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để bạn có những bước tiến xa trong công việc.

Anh Vương là nhân viên tại một công ty công nghệ ở Hàng Châu, Trung Quốc. Là một người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, anh từng rất tự tin về chỗ đứng của bản thân. Tuy nhiên, chính suy nghĩ đó đã đẩy anh vào tình huống đáng tiếc.

Dưới đây là những chia sẻ của anh Vương:

Tôi làm việc ở công ty đã 3 năm chưa được tăng lương. Trước đó, tôi đã làm việc cho 7 công ty trong vòng 5 năm, hai trong số đó tôi chỉ ở lại trong đúng một tháng. Những nơi còn lại, tôi đều làm không quá một năm. 

Khi mới đến công ty hiện tại, mọi thứ đối với tôi đều đầy mới mẻ và thử thách. Như thường lệ, tôi rất kỳ vọng vào nơi làm việc mới và tràn đầy tự tin. Sếp cũng rất hài lòng với hiệu quả công việc của tôi. Cá nhân tôi cũng khá hài lòng với mức lương mà đối phương đưa ra, vì con số đó được coi là thuộc mức trung bình cao trong ngành.

Nhưng sau khi con gái chào đời, quan điểm của tôi về tiền lương đã thay đổi. Sau khi có con, tất cả các khoản chi tiêu đã tăng hơn một nửa. Tôi chi nhiều nhưng thu nhập không thay đổi. Dần dần, tôi hình thành tâm lý không hài lòng với mức lương. Tôi nghĩ mình đã đóng góp nhiều cho công ty, hơn nữa đã 3 năm rồi mà lương vẫn chưa được tăng.

Trong lòng bức bách, muốn xin sếp tăng lương nhưng cơ sở ở đâu lại trở thành một bài toán. Sau một hồi suy nghĩ, tôi thấy mình vẫn phải để sếp nhìn thấy giá trị của bản thân thì mới có hy vọng được tăng lương. Vì vậy tôi bắt đầu làm việc rất chăm chỉ, hàng ngày đều tăng ca thêm nhiều giờ.

Trong 6 tháng sau khi con gái chào đời, ngày nào tôi cũng bận rộn với công việc từ sáng đến tối. Bốn tháng liền tôi đều làm việc có kết quả tốt nhưng sếp không hề nhắc đến việc tăng lương.

Sau nhiều lần suy tính, tôi quyết định nhảy việc để có mức lương cao hơn. Dự đoán thị trường trong tương lai của công ty không lạc quan, vì vậy tôi không có gì đáng tiếc khi từ chức.

Làm 3 năm chẳng tăng lương, tôi quyết nhảy việc vì cho rằng sếp bất công: Lời chia tay của lãnh đạo khiến tôi giật mình tỉnh ngộ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Khi tôi đề nghị xin nghỉ việc, sếp rất bất ngờ. Điều đó hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của lãnh đạo. Lý do tôi đưa ra đó là 3 năm liền làm việc mà không được tăng lương. Phản ứng của ông chủ khiến tôi hoàn toàn bất ngờ.

Sếp nói: "Anh Vương, với tư cách là một người bạn, tôi muốn nhắc nhở rằng năng lực làm việc của anh rất tốt, nhưng tính cách có thể cản trở sự phát triển trong tương lai của anh. Hơn nữa, anh không nên thay đổi công việc thường xuyên. Anh là người đã trên 30 và đã có gia đình, anh có tự tin mình đủ năng lực nhảy việc thêm vài năm nữa không? Nếu công việc bấp bênh, dù có khả năng làm việc nhưng tôi không tin vào tiềm năng phát triển của anh. Đây là sự thật."

Cuối cùng, vị lãnh đạo đã tiết lộ lý do tại sao tôi làm việc chăm chỉ mãi nhưng không thể thăng tiến. Những bài học này đã theo tôi đến tận hôm nay:

1. Sếp nói 1 phải hiểu 10

Lãnh đạo càng to, lời nói ra càng ngắn gọn, đòi hỏi cấp dưới phải hiểu. Là nhân viên, bạn không nên phàn nàn rằng sếp nói chuyện không rõ ràng. Bởi lẽ, đây cũng là một cách họ tự bảo vệ bản thân mình.

Nếu sếp nói rõ hết mọi chuyện, ai sẽ là người hưởng thành tích, ai là người chịu trách nhiệm? Hiểu được lời lãnh đạo nói cũng là một tiêu chuẩn để kiểm tra sự trưởng thành của bạn.

"Lãnh đạo phê chỉ thị, duyệt xử lý chính là để nhìn xem cậu xử lý công việc ra sao. Nếu cậu không thể làm việc ăn ý với lãnh đạo, làm sao có thể đòi hỏi họ coi cậu như người một nhà?", vị sếp già nói.

2. Biết cách im lặng, nhìn thấu mà không cần nói ra

Người đời thường nói: "Mất 3 năm để học nói, nhưng phải mất 30 năm để học cách im lặng". 

Thông thường, đa số nhân viên gặp tai họa đều từ miệng mà ra. Vì vậy, chỉ cần biết im lặng đúng lúc là bạn đã vượt trội hơn phần lớn đồng nghiệp của mình.

Thứ nhất, thẳng thắn dễ làm mất lòng người khác. Người trưởng thành biết cái gì nên nói, cái gì không.

Thứ hai, việc nhìn thấu mà không nói qua là biểu hiện của sự thông thái, chín chắn và cao thâm.

Thứ ba, việc nói ít đi có thể làm tăng cảm giác bí ẩn. Bí ẩn cũng là một loại sức mạnh, bởi vì con người từ khi sinh ra đã sợ hãi những thứ mình không hiểu. Càng bí ẩn càng thu về nhiều lợi ích; do đó, đừng để mọi người biết quá rõ về bạn.

Thứ tư, đừng nói quá nhiều về lòng tốt của bạn với người khác. Nói 1 lần, lòng biết ơn sẽ giảm đi 1 điểm; nói 3 lần, đối phương sẽ ghét bạn. Khi giúp đỡ người khác, đừng kể công quá nhiều, kỳ vọng càng cao thì thất vọng càng lớn.

Làm 3 năm chẳng tăng lương, tôi quyết nhảy việc vì cho rằng sếp bất công: Lời chia tay của lãnh đạo khiến tôi giật mình tỉnh ngộ - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

3. Đừng tham lợi nhỏ mà bỏ qua lợi lớn

"Đầu tư vào mối quan hệ với sếp không phải để họ giúp mình việc nhỏ nhặt, mà là để họ hỗ trợ mình những lúc quan trọng", vị lãnh đạo già khuyên. "Ví dụ, đến đợt thăng chức, họ sẽ đề bạt cậu. Lợi ích cậu nhận được sẽ vượt xa ‘khoản đầu tư’ thường ngày mà cậu bỏ ra cho mối quan hệ đó."

Đừng tiếc chút tấm lòng, cũng đừng chỉ biết nhờ những việc nhỏ. Nếu nhờ lãnh đạo những việc nhỏ nhặt, họ sẽ thấy bạn rất phiền hà, đến lúc then chốt sẽ loại bạn ra. Như vậy, bạn được con cá nhỏ nhưng sẽ đánh mất con cá to.

4. Để thành công, trước tiên phải học cách quản lý cảm xúc

Chẳng ai lại giao việc cho một người không có cảm xúc ổn định. Bởi lẽ, không kiềm chế được cảm xúc thì sao có thể làm được chuyện lớn?

Nếu không thể bình tâm, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu năng lực. Vì thế, trong các mối quan hệ nơi công sở, đừng để mình dính vào những xung đột lợi ích cơ bản, cũng đừng dằn mặt ai công khai.

"Hãy nhớ kỹ: Không được mâu thuẫn với sếp bất cứ lúc nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở nơi làm việc khó tránh khỏi sự cạnh tranh, nhưng hãy giữ mọi sự cạnh tranh này trong tối, đừng để lộ ra ngoài", vị lãnh đạo già nói tiếp.

Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM