Lã Bố bị giết vì 1 câu nói của Lưu Bị, vậy nếu Lưu Bị nói tốt cho Lã Bố, liệu Tào Tháo có tha chết cho Phụng Tiên?
Nếu đặt câu hỏi này vào giữa các mối quan hệ giữa Lưu Bị - Lã Bố - Tào Tháo, câu trả lời có lẽ không khó đoán.
Theo ghi chép trong "Tam quốc chí", sau khi Tào Tháo bắt sống được Lã Bố, Lã Bố nói, những gì ông lo ngại chẳng qua là ta mà thôi, bây giờ ta đã bị bắt, ông dùng ta đi chinh chiến, còn lo gì không dẹp yên được thiên hạ? Lúc này Tào Tháo "ra vẻ do dự", bởi vì đây không chỉ là lý do xin tham gia chiến đấu để được sống của Lã Bố.
Trong tiểu sử về Lã Bố, võ công của ông quả thực khiến người đời phải kiêng dè. Khi xảy ra sự kiện "bắn kích ở Viên môn", Lã Bố đã nhờ vào chính sức uy hiếp của mình để khiến thuộc hạ của Viên Thiệu phải rút quân, khả năng uy hiếp của ông quả thật quá rõ ràng, ngay cả Trần Thọ cũng không thể không thừa nhận khả năng chiến đấu của Lã Bố.
Thật ra không khó để giải thích cho việc Tào Tháo lung lay. Khi ấy Đổng Trác, Viên Thiệu muốn thu Lã Bố về dưới trướng, họ đều có chung một suy nghĩ.
Tào Tháo luôn khoe khoang về hình tượng coi trọng nhân tài của mình. Mọi người cũng biết lúc này Lã Bố đã bị bắt, họ đều theo dõi biểu hiện của Tào Tháo, suy cho cùng Lã Bố là đệ nhất mãnh tướng trong Tam Quốc, là một nhân tài. Chẳng phải Tào Tháo yêu nhân tài sao? Lúc trước ông còn nói "duy tài thị cử", chỉ cần có tài đức thì chút vết nhơ cũng chẳng sao cả. Lã Bố có vết nhơ, Tào Tháo sẽ làm thế nào?
Hình ảnh nhân vật Lã Bố trên phim.
Tào Tháo mượn lời của Lưu Bị để thực hiện ý đồ của bản thân
Tào Tháo bắt buộc phải tiếp tục duy trì phẩm đức yêu tài này. Khi Lã Bố nói mình thật lòng đầu hàng Tào Tháo để chuộc tội, chỉ cần không giết ông, ông sẽ bằng lòng cống hiến sức lực cho Tào Tháo.
Tào Tháo vốn chẳng ưa Lưu Bị. Có lần hai người ngồi uống rượu, Tào Tháo hỏi Lưu Bị, thiên hạ có ai là anh hùng? Rồi Tào Tháo lại tự trả lời rằng thiên hạ chỉ có hai chúng ta là anh hùng. Lời nói vang lên cứ như thể sét đánh ngang tai, Lưu Bị sợ tới mức làm rơi cả đũa, bởi Lưu Bị vốn là một người rất nhát gan.
Để hạn chế sự phát triển của Lưu Bị, đồng thời tìm một kẻ gánh tội thay mình, nên Tào Tháo đã cố tình hỏi Lưu Bị có nên giết Lã Bố hay không. Nếu câu trả lời là nên, Tào Tháo có thể đẩy hết trách nhiệm cho việc giết Lã Bố lên Lưu Bị, bởi chính Lưu Bị bảo ông nên giết. Vậy thì thuộc hạ của ông sẽ đều trách Lưu Bị, trách Lưu Bị không cầu xin thay Lã Bố, nếu Lưu Bị cầu xin thì Táo Tháo đã chẳng giết Lã Bố rồi.
Nhưng Tào Tháo thừa biết Lưu Bị cũng căm hận Lã Bố đến mức nào, bởi đã chắc chắn rằng sẽ không có chuyện Lưu Bị nói đỡ cho Lã Bố nên Tào Tháo mới hỏi ý kiến Lưu Bị về việc này.
Ngoài ra, còn có một lý do nữa khiến Tào Tháo phải hỏi ý kiến Lưu Bị. Trong "Tam quốc diễn nghĩa", lần đầu Lưu Bị thể hiện tài năng là vào thời điểm diễn ra khởi nghĩa Khăn Vàng.
Khi các chư hầu chống lại Đổng Trác, Viên Thiệu cũng tôn trọng dành cho Lưu Bị một vị trí, nâng địa vị của Lưu Bị lên bình đẳng với các chư hầu. Về sau Lưu Bị lại được Đào Khiêm nhường Từ Châu cho, cũng từng là ông quan lớn nhất của một châu.
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trên phim.
Sau khi bị Lã Bố đánh bại và phải đi nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị được bổ nhiệm làm Dự Châu mục nên nhìn bề ngoài cũng là người có địa vị.
Khi tấn công Lã Bố, có thể nói hai người đã liên kết với nhau, Lưu Bị và Tào Tháo đều là hai người lãnh đạo của hai quân đội, xét về mặt hình thức, Tào Tháo chắc chắn phải trưng cầu ý kiến của Lưu Bị để thể hiện sự tôn trọng.
Tuy nhiên, Tào Tháo vốn hận Lã Bố đến xương tủy, bắt được Lã Bố trong tay, Tào Tháo vốn dĩ đã muốn giết ngay. Nhưng vì tiếng tăm của Lã Bố quá lớn, nên người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy mới phải nghĩ ra cách mượn "miệng" Lưu Bị để thực hiện ý đồ của mình mà thôi. Dù Lưu Bị không nói gì hay có nói tốt cho Lã Bố, có lẽ kết cục của nhân vật này cũng chẳng thể thay đổi được.